Kẹp nâng mũi là giải pháp nhiều chị em lựa chọn với mong muốn cải thiện tình trạng mũi tẹt, cánh mũi bành to. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của công cụ làm đẹp này có thực sự đúng như những gì các quảng cáo đã đồn thổi. Đây chính là thắc mắc mà nhiều chị em mong muốn có câu trả lời chính xác.

Kẹp nâng mũi là gì?
Kẹp nâng mũi là công cụ được nhiều chị em sử dụng để định hình lại cấu trúc mũi, khắc phục nhược điểm chiếc mũi thô, to, thiếu cân đối mà không cần can thiệp phẫu thuật. Dụng cụ nâng mũi này có chi phí thấp và chỉ mất khoảng 5 – 10 phút để cố định kẹp trên mũi.
Bạn có thể chọn kẹp nâng dáng mũi từ chất liệu nhựa cao cấp, thiết kế nhỏ gọn hay loại lò xo, cố định chắc chắn trên mũi hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để bạn lựa chọn loại kẹp phù hợp. Nhà sản xuất thường khuyến cáo chỉ nên sử dụng kẹp tối đa 15 phút hàng ngày.

Kẹp nâng mũi có hiệu quả như lời đồn không?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thẩm mỹ, kẹp nâng mũi là sản phẩm không có hiệu quả cải thiện dáng mũi như nhiều quảng cáo của các nhà sản xuất. Bởi những thông tin quảng cáo về khả năng làm thon gọn dáng mũi của sản phẩm mà nhiều chị em đã tìm mua chiếc kẹp này.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng nhiều bạn hoàn toàn không nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào của dáng mũi, nhược điểm trên chiếc mũi của bạn vẫn còn nguyên vẹn. Có thể ngay sau khi sử dụng kẹp, sống mũi sẽ có cảm giác cao hơn nhưng mọi thứ sẽ trở lại như ban đầu chỉ sau khoảng 30 phút tháo dụng cụ ra khỏi mũi.
Cho dù bạn kiên trì sử dụng kẹp trong vòng 1 năm hay nhiều hơn thì cũng hoàn toàn không nhận ra bất cứ thay đổi nào của cấu trúc mũi. Nguyên nhân bởi sản phẩm chỉ tác động đến làn da bên ngoài mà không ảnh hưởng đến cấu trúc sụn ở sâu bên trong dáng mũi.

Kẹp nâng mũi có tốt không?
Đây là sản phẩm không được các bác sĩ đánh giá tốt về kết quả thẩm mỹ mang lại. Nếu bạn muốn sở hữu chiếc mũi đẹp, tự nhiên và cân đối với đường nét khuôn mặt, tốt nhất nên lựa chọn các phương pháp thẩm mỹ nâng mũi để cải thiện nhược điểm dáng mũi.
Ngoài ra, khi sử dụng kẹp nâng mũi, bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phòng ngừa những tổn thương có thể gặp phải. Cho dù bạn kiên trì dùng kẹp nâng dáng mũi trong nhiều tháng đến vài năm, bạn có thể sẽ thất vọng bởi những nhược điểm của dáng mũi không thể khắc phục được.

Các phương pháp nâng mũi hiệu quả thay thế kẹp
Thay vì sử dụng kẹp nâng dáng mũi nhưng hiệu quả không cao, bạn có thể lựa chọn một số phương pháp thẩm mỹ thay thế sau:
Nâng mũi S – Line
Nâng mũi S – Line là kỹ thuật làm đẹp ứng dụng công nghệ thẩm mỹ hiện đại mang đến dáng mũi cong, thanh tú, cân đối với đường nét khuôn mặt. Đây là giải pháp giúp chị em sở hữu chiếc mũi đẹp toàn diện, không còn nhược điểm kém thẩm mỹ. Chi phí nâng mũi S – Line khá cao và đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi để tránh sai sót trong quá trình phẫu thuật.

Nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi bọc sụn là công nghệ từ Hàn Quốc có tác dụng tái cấu trúc sống mũi và tạo hình phần chóp mũi mềm mại, tự nhiên. Chất liệu độn sử dụng là sụn tự thân có nguồn gốc từ chính cơ thể khách hàng hay sụn nhân tạo.
Đây là phương pháp chỉnh hình dáng mũi có nhiều ưu điểm vượt trội so với các kỹ thuật làm đẹp khác. Nhờ đó, mang đến cho bạn chiếc mũi đẹp tự nhiên, không còn tình trạng đầu mũi bóng đỏ, sống mũi tụt,…

Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật làm đẹp hiện đại, có độ an toàn cao với tỷ lệ gặp phải biến chứng nguy hiểm thấp. Đây là giải pháp dành cho những người có chiếc mũi thấp tẹt, mũi gồ, đầu mũi to, quá khổ. Tuy nhiên, để thực hiện nâng mũi cấu trúc đòi hỏi bác sĩ trực tiếp phẫu thuật phải có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ kẹp nâng mũi có thực sự mang lại hiệu quả vượt trội như nhiều quảng cáo đã đồn thổi. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm phương pháp nâng mũi đẹp, an toàn, hãy liên hệ ngay Seoul Center để được tư vấn thêm về kế hoạch thẩm mỹ thích hợp để khắc phục nhược điểm dáng mũi kém xinh xắn.
>> Các bài viết liên quan:
- Top 10 bác sĩ nâng mũi S line hàng đầu tại TP.HCM
- Nâng mũi 1 tháng đã ổn định chưa?
- Những trường hợp không được nâng mũi theo khuyến cáo y khoa
Bình luận