Tiêm filler làm đẹp ngày càng trở nên phổ biến, được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Được biết, filler có công dụng làm đầy vùng da nhanh chóng giúp tạo hình và trẻ hoá vùng da một cách thần kỳ. Vậy filler là gì? Filler có công dụng ra sao? Hãy cùng Viện thẩm mỹ Seoul Center tìm hiểu chi tiết về loại hợp chất này ngay sau đây!

Tiêm filler là gì?
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật bóc tách tạo vết thương hở giống như phẫu thuật. Theo đó, bác sĩ chỉ sử dụng filler để tiêm vào dưới da với mục đích giúp cho vùng da trở nên đầy đặn, căng bóng. Hiện nay, filler được ứng dụng trong một số dịch vụ làm đẹp như sau:
- Tiêm filler xóa nếp nhăn, vết chân chim trên da
- Tiêm filler làm đầy rãnh sâu mũi má
- Tiêm filler làm đầy gò má hóp
- Tiêm filler làm đầy thái dương
- Tiêm filler định hình đường viền môi, tạo môi dày
- Tiêm nâng mũi
- Tiêm filler tạo hình cằm
- Tiêm dái tai to hợp phong thuỷ

Filler còn được gọi là chất làm đầy, đây là hợp chất có thành phần chủ yếu từ Hyaluronic Acid (HA). Cơ thể con người có khả năng tự tổng hợp loại acid này giúp cho da có độ đàn hồi, chắc khỏe. Tuy nhiên, theo thời gian khả năng tổng hợp bị suy giảm nên làn da dần mất tính đàn hồi, trở nên nhăn nheo, kém độ mịn màng, tươi tắn.
Để làn da phục hồi cấu trúc, các nếp nhăn, rãnh sâu được lấp đầy và lấy lại sự căng bóng, trẻ trung, nhiều người đã lựa chọn tiêm filler để bổ sung cho da. Hình thức làm đẹp này ngày càng trở nên phổ biến, được biết mỗi năm ở Mỹ có khoảng 3 triệu khách hàng thực hiện tiêm filler để duy trì làn da tươi trẻ.
Các loại filler được sử dụng hiện nay
Qua tìm hiểu filler là gì, chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ filler chỉ có loại Hyaluronic Acid. Nhưng thực tế filler có nhiều loại, không chỉ Hyaluronic Acid mà còn một số thành phần khác cụ thể như sau:

- Đây là một loại acid tự nhiên được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể người. Hiện nay, loại acid này được chiết xuất và điều chỉnh để sử dụng trong ngành thẩm mỹ mang lại công dụng cấp ẩm cho da. Thời gian duy trì Hyaluronic Acid trong cơ thể thường kéo dài từ 6 – 12 tháng.
- Canxi Hydroxyapatite (CaHA): Hợp chất làm đầy này được tìm thấy trong xương người, có cấu tạo tương tự như khoáng chất. Các bác sĩ thẩm mỹ thường sử dụng CaHA để lấp đầy các nếp nhăn sâu từ trung bình đến nặng. Thời gian duy trì hiệu quả của loại chất làm đầy CaHA kéo dài khoảng 1 năm.
- Axit Poly-L-Lactic (PLLA): Đây là chất làm đầy da tổng hợp có công dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen để làm phẳng nếp nhăn sâu. Sau khi tiêm hợp chất PLLA vào cơ thể, sau khoảng vài tháng mới thấy hiệu quả và kéo dài đến 2 năm.
- Polymethyl-methacrylate dạng vi cầu (PMMA): Đây là chất làm đầy bán vĩnh viễn, được sử dụng để lấp đầy nếp nhăn sâu từ trung bình đến nặng, tiêm đầy môi, trị sẹo… Sau khi tiêm vào cơ thể, khoảng 3 tháng mới nhận thấy được tác dụng của PMMA.
Ưu nhược điểm của tiêm filler
Sở dĩ có nhiều người muốn biết filler là gì, bởi hợp chất này đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Nhiều khách hàng đã lựa chọn làm đẹp bằng giải pháp tiêm filler, nhưng trước khi thực hiện, bạn nên tìm hiểu kỹ càng những ưu – nhược điểm để quy trình đạt kết quả như mong đợi.

Ưu điểm của tiêm filler là gì?
Hiện nay, có nhiều cơ sở thẩm mỹ sở hữu dịch vụ thẩm mỹ nội khoa – tiêm filler, hình thức làm đẹp này có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Quy trình tiêm filler diễn ra nhanh chóng khoảng 15 – 20 phút, không mất nhiều thời gian của khách hàng.
- Tiêm filler có kỹ thuật thực hiện đơn giản, không xâm lấn tạo tổn thương, hạn chế gây đau nhức và không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
- So với các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn, tiêm filler có thời gian phục hồi và cho hiệu quả nhanh chóng hơn.
- Filler có nhiều công dụng, giúp làm đầy thể tích dưới da, xoá bỏ các dấu hiệu lão hoá và định hình dáng trên khuôn mặt.
- Tiêm filler có chi phí thực hiện thấp hơn so với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhược điểm của tiêm filler là gì?
Ngoài những ưu điểm nổi bật, tiêm filler cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý trước khi thực hiện:
- Tiêm filler không xâm lấn, bóc tách nhưng vẫn có chút tổn thương nhẹ do vết kim tiêm tạo nên, xuất hiện các hiện tượng như sưng đỏ, bầm tính, ê đau…
- Tiêm filler có thể xuất hiện tác dụng phụ tạm thời như nổi cục u cứng, vùng da bị đơ, tê liệt, nổi mụn nước, phát ban, ngứa ngáy…
- Trường hợp tiêm filler không đúng kỹ thuật, tiêm nhầm mạch máu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, mù loà…
- Filler không cho tác dụng vĩnh viễn, tuỳ vào loại filler sau khoảng 6 – 12 tháng sẽ dần đào thải ra khỏi cơ thể.

Những ai nên thực hiện tiêm filler
Ngoài vấn đề filler là gì, nhiều bạn cũng thắc mắc những ai nên thực hiện tiêm filler. Theo Cục FDA Hoa Kỳ, đối tượng tiêm filler phù hợp từ 22 tuổi trở lên và rơi vào những trường hợp như sau:
- Làn da xuất hiện nếp nhăn, vết chân chim từ trung bình đến nặng.
- Khuôn mặt có gò má, thái dương… bị hóp trông già nua, kém sức sống.
- Những ai mong muốn cải thiện tình trạng làn da xỉn màu, sẹo mụn, da kém độ đàn hồi và săn chắc.
- Những trường hợp mong muốn tiêm filler làm đầy môi, cằm, hõm dưới mắt, tạo đường viền trên khuôn mặt…
- Người bị nhiễm HIV có thể tiêm filler để lấp đầy tình trạng bị thiếu hụt mỡ trên khuôn mặt.
Tiêm filler có an toàn không?
Sau khi biết filler là gì, có thể thấy đây là hợp chất làm đầy có tính ứng dụng cao và có mặt ở nhiều cơ sở thẩm mỹ. Filler được nghiên cứu và sản xuất có thành phần tương thích với cơ thể nên đảm bảo an toàn.
Cục FDA Hoa Kỳ đã kiểm định chất lượng của filler và công bố an toàn, được cấp phép lưu hành sử dụng tại nhiều quốc gia. So với phẫu thuật thẩm mỹ, filler được lựa chọn thường xuyên hơn, bởi hạn chế gây ra các biến chứng.

Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra một số trường hợp tiêm filler gặp các biến chứng do thực hiện tại các cơ sở thiếu uy tín. Như vậy, tiêm filler về cơ bản an toàn nhưng còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:
Chất lượng của filler
Chất lượng của filler có ảnh hưởng đến sự an toàn của người thực hiện. Trường hợp sử dụng filler không rõ nguồn gốc và chưa được chứng nhận của Bộ Y tế có khả năng cao dẫn đến biến chứng.
Theo đó, filler chứa thành phần độc hại sẽ gây ra các hiện tượng như đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng, áp xe, hoại tử…, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tay nghề người thực hiện
Bác sĩ thực hiện tiêm filler cần có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng và tiêm đúng kỹ thuật mới đảm bảo an toàn. Trường hợp người thực hiện chưa qua đào tạo, chưa được cấp phép hành nghề sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đối với những bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, non yếu tay nghề nếu thực hiện tiêm quá sâu hoặc liều lượng filler quá nhiều sẽ không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, khi tiêm nhầm vào động mạch dẫn đến tắc mạch gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài những nguyên nhân trên, tiêm filler có an toàn không còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như khâu vô khuẩn, kiểm tra sức khoẻ, cơ địa của khách hàng, liều lượng filler sử dụng…
Quy trình tiêm filler chuẩn y khoa
Để hiểu rõ hơn tiêm filler là gì, các bạn có thể tìm hiểu quy trình tiêm filler theo chuẩn y khoa. Cụ thể, các bước làm đẹp này sẽ diễn ra theo trình tự như sau:
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng khuyết điểm trên da và tư vấn dịch vụ tiêm filler cho khách hàng, kiểm tra sức khoẻ…
- Bước 2: Đánh dấu các điểm cần tiêm filler để làm đầy với liều lượng phù hợp để mang lại kết quả cao.
- Bước 3: Tẩy trang cho da, sát khuẩn và gây tê đảm bảo trong quá trình thực hiện tiêm filler không gây đau nhức, khó chịu.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm filler dưới da tại vị trí đã đánh dấu, đồng thời chỉnh nắn để định hình filler.
- Bước 5: Cho khách hàng nghỉ ngơi, hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc tại nhà giúp nhanh chóng đạt kết quả.

Sau khi tiêm filler bao lâu mới phục hồi?
Tiêm filler sau khoảng 2 – 3 giờ, vùng tiêm đã phục hồi và trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, filler cần khoảng 24 giờ sau mới thích nghi và dần ổn định trong cơ thể. Vào thời điểm này, kết quả làm đẹp vẫn chưa tự nhiên nhất.
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, khách hàng cần kiêng cữ vận động mạnh khoảng 1 – 2 ngày sau tiêm filler để chất làm đầy ổn định. Tuỳ vào cơ địa, vị trí tiêm, loại filler sử dụng… của mỗi người mà thời gian phục hồi có thể nhanh hoặc chậm hơn.
Những lưu ý cần biết để sử dụng filler an toàn và hiệu quả
Bên cạnh việc tìm hiểu filler là gì, còn một số lưu ý quan trọng trước và sau khi tiêm filler các bạn nên biết rõ để đảm bảo an toàn cho mình:
Lưu ý trước khi tiêm filler
Trước khi tiêm filler, các bạn nên lưu ý các vấn đề quan trọng như sau:
- Tìm đến địa chỉ thẩm mỹ uy tín thực hiện, không nên tiêm filler tại các cơ sở chưa được cấp phép, các spa nhỏ lẻ, tiệm làm tóc, móng…
- Tìm hiểu nguồn gốc, thành phần và hạn sử dụng của filler. Trước khi tiêm filler, cần đảm bảo filler còn trong hộp và nguyên tem nhãn, sử dụng kim tiêm mới.
- Nếu đang mắc các bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, phụ nữ đang mang thai và cho con bú… nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý sau khi tiêm filler
Sau khi tiêm filler cần lưu ý đến cách chăm sóc, tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để vùng da nhanh phục hồi:
- Giữ cho vùng tiêm filler sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước, bụi bẩn, ánh nắng…
- Kiêng các hoạt động thể chất, không nắn, bóp hay gãi ngứa… tại vị trí tiêm filler.
- Để không làm giảm tác dụng của filler, các bạn không nên xông hơi hay vào bếp lửa.
- Không massage hoặc thực hiện các phương pháp làm đẹp ít nhất 2 tuần.
- Theo dõi kết quả làm đẹp, nếu có những dấu hiệu bất thường như sưng đau, tê liệt… lâu khỏi thì nên đến bác sĩ thăm khám.
Sau khi tìm hiểu filler là gì, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về hợp chất này. Nhìn chung, filler mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể, đã giúp không ít khách hàng trẻ hoá làn da nhanh chóng. Hợp chất đã được chứng nhận an toàn và sử dụng rất phổ biến nên các bạn hoàn toàn có thể an tâm làm đẹp cho mình.
Xem thêm bài viết nổi bật
Bình luận