Sửa mũi xong bị nghẹt mũi là một trong số những biến chứng thẩm mỹ thường gặp. Điều này có thể gây ra nhiều bất tiện và lo lắng cho người bệnh. Nghẹt mũi sau nâng mũi sửa mũi có thể là tình trạng bình thường hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này sau khi sửa mũi trong bài viết sau.
Nguyên nhân sửa mũi xong bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến sau khi sửa mũi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau:
Thay đổi cấu trúc mũi
Sửa mũi có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong của mũi, ảnh hưởng đến luồng khí lưu thông qua mũi. Việc chỉnh sửa vách ngăn, thu nhỏ hoặc nâng cao sống mũi có thể dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
Tình trạng sưng viêm
Sưng tấy trong khoang mũi có thể làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, đây là hiện tượng thông thường sau sửa mũi và thường sẽ giảm dần theo thời gian.
Mũi bị tắc nghẽn
Sau nâng mũi, máu đông, mảnh vụn hoặc dịch tiết có thể tích tụ trong khoang mũi, gây ra tình trạng tắc nghẽn khiến bạn khó khăn trong việc hít thở. Để đảm bảo an toàn và thoải mái sau nâng mũi, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Vách ngăn bị thủng
Vách ngăn là vách mỏng chia đôi khoang mũi, trong quá trình bác sĩ can thiệp xâm lấn để nâng mũi nếu không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến thủng vách ngăn. Điều này dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi và các vấn đề về hô hấp khác.
Cách khắc phục tình trạng sửa mũi xong bị nghẹt mũi
Có một số biện pháp giúp cho người nâng mũi giảm thiểu được tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ phù hợp áp dụng với những đối tượng nghẹt mũi sau khi nâng mũi nhẹ. Tình trạng nặng hơn bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, xử lý kịp thời.
Biện pháp dùng nước muối sinh lý và máy tạo độ ẩm
Nước muối sinh lý được xem là một biện pháp hiệu quả để giảm sưng tấy và làm loãng chất nhầy trong mũi. Bạn có thể sử dụng bình xịt hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi để làm sạch và giảm cảm giác tắc nghẽn.
Máy tạo độ ẩm cũng là một công cụ hữu ích giúp bạn giảm tình trạng nghẹt mũi. Thiết bị này sẽ giúp làm dịu các mô trong khoang mũi và giảm chất nhầy hiệu quả.
Chườm ấm và nâng cao đầu khi ngủ
Chườm ấm là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lưu thông máu và giảm sưng tấy trong vùng mũi và má. Bạn có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm và áp lên vùng mũi, má để cảm thấy dễ chịu hơn. Khi ngủ, người mới nâng mũi cần gối cao đầu bằng cách sử dụng thêm gối để nâng cao đầu khi ngủ. Lưu ý này có thể giúp bạn có thể giảm cảm giác nghẹt mũi và cảm thấy thoải mái hơn.
Biện pháp uống nhiều nước và sử dụng thuốc
Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp và giảm cảm giác nghẹt mũi. Ngoài ra bạn cũng có thể sử các loại thuốc dạng xịt để hỗ trợ làm thông thoáng khoang mũi. Lưu ý khi sử dụng thuốc bạn cần có sự tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Tránh các chất kích thích và sử dụng các biện pháp tự nhiên
Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như hút thuốc lá, hít khói bụi,…Các chất này có thể làm tăng cảm giác nghẹt mũi và làm tồi tệ hơn tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như gừng, tỏi hoặc trà hoa cúc để nấu nước uống mỗi ngày. Các loại thảo dược này có khả năng làm thông thoáng đường hô hấp và giúp cơ thể đẩy đi chất nhầy gây nghẹt mũi.
Những tình trạng thường gặp khác sau khi nâng mũi
Sau khi sửa mũi, bên cạnh những ca thẩm mỹ thành công, đôi khi người sửa mũi sẽ gặp những tình trạng không mong muốn, gây ra sự lo ngại và bất tiện cho. Chúng ta sẽ tìm hiểu về những tình trạng thường gặp khác sau khi nâng mũi như sau:
Sưng tấy mũi
Sưng tấy là một phản ứng tự nhiên sau nâng mũi. Mức độ sưng có thể khác nhau ở mỗi người và thường giảm dần sau vài ngày. Để giúp giảm tình trạng này, bạn có thể sử dụng chườm lạnh bằng cách đặt gói đá lên vùng mũi.
Bầm tím
Bầm tím có thể xuất hiện quanh mắt và má sau nâng mũi. Thông thường tình trạng bầm tím sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh kết hợp massage nhẹ nhàng để giúp phần máu bầm mau tan.
Chảy máu
Chảy máu nhẹ sau nâng mũi là một hiện tượng bình thường. Để xử lý, bạn nên sử dụng bông gòn để thấm máu. Tuy nhiên, trong trường hợp máu chảy nhiều và không có dấu hiệu ngưng, bạn cần đến các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời, tránh tình trạng mất máu và các biến chứng nguy hiểm.
Tê bì
Tê bì ở đầu mũi có thể xảy ra do tổn thương thần kinh trong quá trình nâng mũi. Thông thường tình trạng tê bì đầu mũi có thể tự cải thiện sau 1 vài tháng. Bạn có thể sử dụng các thuốc đặc trị để giúp giảm bớt cảm giác tê bì ở đầu mũi. Tuy nhiên, người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
Những lưu ý để tránh nghẹt mũi khi sửa mũi
Để tránh tình trạng nghẹt mũi cũng như những biến chứng không mong muốn bạn cần biết một số lưu ý sau đây:
Chuẩn bị trước khi nâng mũi
Nâng mũi dù không quá nguy hiểm nhưng cũng tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe người thực hiện. Trước khi nâng mũi bạn cần chuẩn bị một sức khỏe tốt và chú ý những điều sau đây:
- Lựa chọn bác sĩ và cơ sở thẩm mỹ uy tín: Chọn địa chỉ uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo nâng mũi được thực hiện cẩn thận và giảm thiểu nguy cơ nghẹt mũi sau nâng mũi.
- Thăm khám sức khỏe: Trước khi thực hiện nâng mũi, hãy thăm khám sức khỏe để đảm bảo bạn đủ sức khỏe để chịu đựng nâng mũi.
- Thông báo về tình trạng sức khỏe: Hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đang gặp phải, bao gồm dị ứng, các bệnh về tim mạch hoặc vấn đề hô hấp.
- Ngưng hút thuốc lá và các chất gây nghiện: Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục mũi và sức khỏe nói chung, vì vậy hãy ngưng hút thuốc và các chất gây nghiện trước khi nâng mũi.
- Dừng sử dụng các loại thuốc làm loãng máu: Trước nâng mũi, hãy ngưng sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen hoặc các loại thuốc khác có thể làm loãng máu, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sau khi sửa mũi
Sau nâng mũi, cấu trúc mũi còn khá yếu và dễ tổn thương nên bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tránh các hoạt động mạnh: Hạn chế các hoạt động vận động mạnh, cúi đầu hoặc va chạm mạnh vào khu vực mũi để tránh gây đau và làm tăng nguy cơ phục hồi kém.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp cơ thể mau hồi phục và giảm nghẹt mũi sau nâng mũi.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường quá trình hồi phục.
- Tuân thủ lịch tái khám: Tuân thủ lịch hẹn tái khám được đặt ra bởi bác sĩ để kiểm tra tình trạng hồi phục và phát hiện sớm bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra.
Tóm lại, sửa mũi xong bị nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp và bạn không nên lo lắng quá mức. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục đúng cách, bạn có thể vượt qua giai đoạn này một cách thoải mái và an tâm hơn trong quá trình hồi phục.
Bình luận