Trang chủ / Tin tức / Nâng mũi có được ăn cay không? Ăn gì sau nâng mũi?

Nâng mũi có được ăn cay không? Ăn gì sau nâng mũi?


5/5 - (1 bình chọn)

Sau khi nâng mũi, chiếc mũi bé xinh của bạn dễ bị tác động do ăn uống không đúng cách. Do vậy, chúng ta cần xây dựng thực đơn lành mạnh, tránh những thực phẩm gây kích ứng, vậy nâng mũi có được ăn cay không? Những ai là tín đồ của các món cay thì hãy xem câu trả bên dưới nhé!

Ăn cay có tốt cho sức khỏe hay không?

Ớt, tiêu, tỏi… đều là những gia vị cay nóng thường xuyên góp mặt vào các món ăn, làm nước chấm… Thói quen ăn cay đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Các loại gia vị cay nóng
Các loại gia vị cay nóng

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các gia vị này bạn sẽ biết nâng mũi có được ăn cay không, cụ thể:

– Ớt: Đây là loại gia vị được dùng phổ biến nhất, đại diện cho nhóm cay nóng số 1 hơn cả tiêu với tỏi. Theo nghiên cứu, ớt chứa các thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

  • Chất capsaicin là chất tạo nên vị cay hăng của ớt có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, ngăn ngừa ung thư.
  • Vitamin A, B, C, chất flavonoid… giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Các khoáng chất như kali, mangan, sắt, magiê, selen, kẽm… cần thiết cho cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp, chống oxy hóa.

– Hạt tiêu đen: Trong 1 muỗng canh hạt tiêu có chứa khoảng 4,1 gram carbohydrate, 0,7 gram protein, 15,9 % calo, 2 gram chất xơ, 2% vitamin C, 3% canxi, 10% sắt… Giá trị dinh dưỡng trong tiêu mang lại giúp cải thiện tiêu hóa, chống ung thư, trị cảm lạnh và ho, chống lão hóa da, kháng khuẩn răng miệng…

– Tỏi: Trong 100g tỏi có chứa 149 Kcal, 33,06g Carbohydrate, 6,36g chất đạm, 2,1g chất xơ, 31,2 mg vitamin C, 0,08 mg vitamin E, 181 mg canxi, 401mg kali, 1,70mg sắt, 25mg magie… Các thành phần dưỡng chất mang lại công dụng cải thiện chức năng xương khớp, trị cảm cúm, phòng ngừa tim mạch, giảm huyết áp, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…

Nhìn chung, các loại gia vị cay chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, liệu những người vừa mới phẫu thuật có nên ăn hay không?

Nâng mũi có được ăn cay không?

Các loại gia vị có chung đặc tính cay nóng, mặc dù có lợi cho sức khỏe trong việc phòng ngừa một số chứng bệnh nhưng đây lại là loại thực phẩm gây nóng cơ thể hàng đầu. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, chúng ta cần kiêng ăn cay sau khi phẫu thuật, nhất là nâng mũi.

Sau nâng mũi nên hạn chế ăn thức ăn cay nóng
Sau nâng mũi nên hạn chế ăn thức ăn cay nóng

Chất capsaicin có trong ớt tạo vị cay hăng, hạt tiêu, tỏi hay mù tạt sẽ khiến mũi bị kích ứng ngay khi tiếp xúc. Thông thường khi ngửi trực tiếp hay ăn cay sẽ làm mũi hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngứa mũi tác động đến vết thương.

Gia vị cay nóng gây nóng cơ thể làm mũi chảy dịch, vết thương bị loang lổ, gây sưng viêm. Do vậy, nên kiêng ăn tuyệt đối ăn cay, nhất là vào 5 – 7 ngày đầu khi vừa mới nâng mũi về. Giai đoạn này mũi vẫn còn chưa chuẩn form dáng có thể bị lệch, vẹo, sưng viêm do dị ứng thức ăn.

Thời gian kiêng ăn tốt nhất là 2 – 3 tuần cho đến khi mũi thật sự lành hẳn rồi mới nên ăn uống bình thường. Đối với những bạn có cơ địa dữ thì nên kiêng lâu hơn tầm khoảng 1 tháng.

Trên thực tế, ngay cả khi không nâng mũi thì việc ăn nhiều thức ăn cay nóng vẫn gây ra một số vấn đề không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn ăn nhiều đồ cay nóng, các món ăn đặc biệt cay như mì cay có thể làm chúng ta đau dạ dày, nóng trong người nổi mụn, gây mất ngủ, mất cảm giác ngon miệng…

Kiêng ăn cay trong bao lâu sau khi nâng mũi?

Nâng mũi có được ăn cay không và cần kiêng trong bao lâu? Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo bạn cần kiêng thực phẩm cay trong khoảng 2-3 tuần sau khi nâng mũi. Đây là mốc thời gian đối với những người có sức khoẻ tốt, phục hồi nhanh. Với những người có cơ địa dữ thì thời gian kiêng cay cần kéo dài lên tới 1 tháng.

Sau khi nâng mũi cần kiêng ăn cay ít nhất 2-3 tuần
Sau khi nâng mũi cần kiêng ăn cay ít nhất 2-3 tuần

Nâng mũi kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Không chỉ nâng mũi có được ăn cay không mà những loại thực phẩm dưới đây cũng được khuyên là nên kiêng sau khi phẫu thuật. Vì chúng sẽ làm cho mũi của bạn bị sưng nhức, ngứa ngáy lâu lành da, để lại sẹo. Khả năng tác động đến mũi là rất lớn nên cần kiêng tương tự như gia vị cay nóng.

Những thực phẩm có tác động đến mũi sau khi nâng
Những thực phẩm có tác động đến mũi sau khi nâng

Những thực phẩm cần kiêng như: Hải sản, rau muống, đồ nếp, thịt gà, thịt vịt, thịt bò, thịt chó, thịt trâu, rượu, bia, cà phê… nên ngừng ăn ít nhất là 2 tuần.

Thay vào đó, các bạn nên tích cực bổ sung những loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như:

  • Các loại trái cây: Những loại quả mọng nước chứa nhiều vitamin C sẽ có lợi cho việc lành da, tái tạo tế bào, tăng cường sức đề kháng, chống viêm. Chúng ta đừng không nên bỏ qua những loại quả tốt cho việc phục hồi mũi như cam, bưởi, quýt, dâu tây, đu đủ, nho, táo, kiwi…
  • Các loại rau, củ, quả: Rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A, C, E, khoáng chất cần thiết cho những ai trong giai đoạn dưỡng thương sau phẫu thuật, bao gồm rau diếp cá, rau bina, cải xoăn, măng tây, ớt chuông, quả hạch, các loại hạt, cà rốt, cà chua, củ cải…
Nên bổ sung các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao sau khi nâng mũi
Nên bổ sung các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao sau khi nâng mũi

Mỗi ngày nên uống nhiều nước khoảng 2,5 lít và tăng cường bổ sung thêm nước ép trái cây sẽ giúp cho việc phục hồi, chất liệu sụn mau chóng thích ứng với mũi hơn.

Câu hỏi nâng mũi có được ăn cay không đã được VTM Seoul Center chia sẻ đến các bạn. Hãy kiêng cữ khoảng một thời gian vì chiếc mũi xinh xắn bạn nhé! Bên cạnh đó, đừng quên chăm sóc kiêng cữ trong sinh hoạt, uống thuốc và tái khám theo lịch hẹn để góp phần đẩy nhanh thời gian lành da, mau chóng sở hữu dáng mũi chuẩn.

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận