banner tháng 6
banner tháng 6
Trang chủ / Tin tức / Nâng mũi bị hoại tử: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả

Nâng mũi bị hoại tử: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả


5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay, phẫu thuật nâng mũi là lựa chọn nhanh chóng nhất giúp nâng cao sống mũi và khắc phục các khuyết điểm. Thế nhưng có một số trường hợp nâng mũi bị hoại tử khiến không ít khách hàng hoang mang. Vậy, những trường hợp bị hoại tử sau nâng mũi là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng vienthammyseoulcenter.com tìm hiểu ngay sau đây!

Nâng mũi bị hoại tử do đâu và cách khắc phục ra sao?
Nâng mũi bị hoại tử do đâu và cách khắc phục ra sao?

Tình trạng nâng mũi bị hoại tử là gì?

Nâng mũi bị hoại tử được xếp vào hàng biến chứng rất nguy hiểm. Đây là tình trạng các mô tế bào bị ăn mòn và dần chết đi do vi khuẩn xâm nhập, từ đó khiến cho mũi bị biến dạng và khó phục hồi lại như ban đầu.

Hoại tử là hệ quả của việc vết thương ở mũi không được vệ sinh sạch sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập gây sưng đau, lở loét, chảy dịch có mùi hôi và dẫn đến nhiễm trùng. Khi vết thương ở mũi bị nhiễm trùng không được ngăn chặn sẽ gây ra hoại tử, tình trạng này ngày càng diễn ra nặng và có thể lan rộng ra các vị trí lân cận.

Nâng mũi bị nhiễm trùng không được khắc phục kịp thời dẫn đến hoại tử
Nâng mũi bị nhiễm trùng không được khắc phục kịp thời dẫn đến hoại tử

Nguyên nhân nâng mũi bị hoại tử

Các trường hợp nâng mũi bị hoại tử bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là do vệ sinh không đúng cách bị nhiễm trùng hay dị ứng chất liệu sụn. Cụ thể, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây hoại tử:

Quá trình phẫu thuật không đảm bảo khâu vô trùng tuyệt đối

Quy trình phẫu thuật nâng mũi cần tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Y tế. Thực hiện phẫu thuật trong phòng khép kín, có đầy đủ dụng cụ y tế phục vụ và đảm bảo khâu vô trùng, vô khuẩn tuyệt đối. Trường hợp vệ sinh, khử khuẩn sơ sài dễ dẫn đến nhiễm trùng cho khách hàng và từ đó bị hoại tử.

Sụn nâng mũi không tương thích

Hiện nay, sụn nâng mũi trên thị trường có nhiều loại, trong đó có cả những loại sụn kém chất lượng, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Những loại sụn này có giá khá rẻ, một số người không may sử dụng dẫn đến bị dị ứng, đào thải và nhiễm trùng, không lâu sau đó bị hoại tử toàn bộ dáng mũi.

Bác sĩ có tay nghề kém

Nâng mũi bị hoại tử có bắt nguồn từ tay nghề bác sĩ còn non yếu. Trong quá trình phẫu thuật, can thiệp bóc tách các mô mềm, sụn mũi và xử lý không đúng cách gây tổn thương, nhiễm trùng. Tuy nhiên, bác sĩ không đủ khả năng kiểm soát được tình trạng này dẫn đến hoại tử sống mũi.

Bác sĩ có tay nghề kém hoặc sử dụng sụn kém chất lượng là nguyên nhân khiến mũi bị hoại tử
Bác sĩ có tay nghề kém hoặc sử dụng sụn kém chất lượng là nguyên nhân khiến mũi bị hoại tử

Chăm sóc mũi không đúng cách

Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nhiễm trùng, hoại tử. Nếu người thực hiện không vệ sinh mũi tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn tấn công sẽ làm cho vết thương viêm nhiễm, mưng mủ và bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng không được ngăn chặn khiến cho mũi hoại tử và tổn thương khó phục hồi.

Dấu hiệu nhận biết mũi bị hoại tử sau nâng mũi

Sau nâng mũi, vết thương thường bị sưng nề, bầm tím, đau nhức, tiết dịch…, đây là những biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, hoại tử mũi cũng có dấu hiệu tương tự khiến cho không ít khách hàng bị nhầm tưởng và lơ là việc đề phòng biến chứng. Do đó, các bạn nên nhận biết được dấu hiệu nâng mũi bị hoại tử để sớm phòng ngừa:

Mũi bị sưng tấy, bầm tím lâu khỏi

Hầu hết các khách hàng nâng mũi đều gặp tình trạng sưng tấy, bầm tím và thời gian biến mất trong khoảng 10 – 15 ngày. Một số trường hợp có cơ địa lâu lành thương có thể kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên, nếu sưng tấy và bầm tím là dấu hiệu của hoại tử thì sẽ kéo dài dai dẳng hơn 1- 2 tháng tháng chưa khỏi, hiện tượng này rất bất thường cần phải đề phòng.

Mũi bị sưng tấy, bầm tím và đau nhức kéo dài là dấu hiệu cảnh báo mũi đang bị hoại tử
Mũi bị sưng tấy, bầm tím và đau nhức kéo dài là dấu hiệu cảnh báo mũi đang bị hoại tử

Đau nhức mũi kéo dài

Đau nhức mũi sau khi phẫu thuật cũng là biểu hiện rất bình thường do tan thuốc tê, biểu hiện này biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày. Nhưng nếu mũi bị đau dai dẳng và cơn đau ngày càng dữ dội kéo dài, kèm theo triệu chứng sưng tấy, lở loét thì cho thấy mũi đang có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử.

Tụ dịch mủ có mùi hôi

Một trong những dấu hiệu nhận biết nâng mũi bị hoại tử đó chính là hiện tượng tụ dịch có mùi hôi. Thực tế, nâng mũi bị tụ dịch là biểu hiện bình thường và các bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng đi hút dịch. Nhưng tình trạng dịch mủ có màu và có mùi hôi, mũi sưng phù kéo dài rất có thể sẽ bị nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử.

Cơ thể nóng sốt

Cơ thể nóng sốt là do vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử. Mức độ bị nóng sốt sẽ phụ thuộc vào mức độ bị nhiễm trùng ở các mô tế bào. Nếu cơ thể nóng sốt không thuyên giảm và cao trên 39 độ thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ điều trị. Sốt là dấu hiệu cảnh báo mũi bị hoại tử sắp diễn ra nghiêm trọng, do đó các bạn không nên lơ là và tự ý mua thuốc bên ngoài uống.

Cơ thể bị nóng sốt cao không khỏi cũng là dấu hiệu nhận biết nâng mũi bị hoại tử
Cơ thể bị nóng sốt cao không khỏi cũng là dấu hiệu nhận biết nâng mũi bị hoại tử

Ngoài ra, dấu hiệu nâng mũi bị hoại tử có thể nhận biết qua các cơn đau đầu, chóng mặt, khó thở, mũi bị bầm tím… Các bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể, nhất là ở vị trí vết thương để có nhận định chính xác. Bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào diễn ra cũng nên đề phòng và sớm gặp bác sĩ chẩn đoán.

Cách xử lý tình trạng nâng mũi bị hoại tử

Trước tiên, để ngăn chặn tình trạng nâng mũi bị hoại tử thì các bác sĩ khuyến cáo người thực hiện nên cẩn thận trong việc lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ. Không nên đến những cơ sở thiếu uy tín, chưa được cấp phép hoạt động hoặc bác sĩ có tay nghề chưa cao. Ngoài ra, các bạn nên cân nhắc lựa chọn các công nghệ nâng mũi hiện đại thay vì nâng mũi truyền thống sẽ tìm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng.

Nếu chẳng may nâng mũi  bị hoại tử, các bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để bác sĩ ngăn chặn kịp thời. Đối với các trường hợp hoại tử mũi bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá mức độ, sau đó áp dụng các cách xử lý như sau:

Nâng mũi bị hoại tử được bác sĩ khắc phục bằng cách dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật tháo sụn mũi
Nâng mũi bị hoại tử được bác sĩ khắc phục bằng cách dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật tháo sụn mũi
  • Trường hợp hoại tử nhẹ: Hoại tử nhẹ có biểu hiện sưng nề, đau nhức, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Tuỳ vào tình trạng mũi của mỗi người, bác sĩ còn xem xét đến việc tháo sụn để tránh gây co thắt bao xơ.
  • Trường hợp hoại tử nặng: Nâng mũi bị hoại tử nặng là trường hợp rất nguy hiểm, lúc này mũi bị nhiễm trùng, chảy dịch, sưng tấy và có mùi hôi. Để xử lý dứt điểm thì cần phẫu thuật tháo sụn và loại bỏ mô bị hoại tử, đồng thời dùng dung dịch kháng sinh để ngăn chặn hoại tử các mô xung quanh.
  • Trường hợp mũi hoại tử do chất liệu sụn: Nếu bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây hoại tử do dị ứng với chất liệu sụn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ sụn để ngăn chặn hoại tử. Đây là cách xử lý thường gặp nhất khi phẫu thuật nâng mũi bị nhiễm trùng.

Hy vọng với những dấu hiệu nhận biết cơ bản về tình trạng hoại tử sau nâng mũi mà vienthammyseoulcenter.com chia sẻ, các bạn có thể chăm sóc tốt cho dáng mũi của mình. Nâng mũi bị hoại tử nếu không được phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý sẽ khó phục hồi cấu trúc mũi dẫn đến bị biến dạng, sẹo xấu. Vì vậy, các bạn nên đến cơ sở y tế có bác sĩ giỏi chuyên môn thăm khám và sớm được khắc phục.

Xem thêm bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận