Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Thẩm mỹ mũi / Cách xử lý vết khâu nâng mũi đóng vảy an toàn và hiệu quả

Cách xử lý vết khâu nâng mũi đóng vảy an toàn và hiệu quả


5/5 - (1 bình chọn)

Vết khâu nâng mũi đóng vảy là hiện tượng khá phổ biến sau quá trình phẫu thuật nâng mũi. Đây được xem là một biểu hiện cho việc hồi phục vết thương ở mũi. Tuy nhiên, điều này đã khiến cho nhiều khách hàng lo lắng, sợ ảnh hưởng đến mũi. Vì vậy, hãy xem cách xử lý cho vấn đề này dưới đây

Vết khâu nâng mũi đóng vảy có nghiêm trọng không?
Vết khâu nâng mũi đóng vảy có nghiêm trọng không?

Nguyên nhân gây nên vết khâu bị đóng vảy

Tình trạng vết khâu bị đóng vảy có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây nên như trình độ chuyên môn của bác sĩ, chăm sóc sai cách, quy trình không được vệ sinh chuẩn y khoa.

Trình độ chuyên môn yếu kém của bác sĩ phẫu thuật

Nguyên nhân gây nên vết khâu nâng mũi bị đóng vảy chính là do tay nghề của bác sĩ còn yếu, trong lúc phẫu thuật đã gây ra những tác động xâm lấn đến những vùng mô cơ, hoặc quy trình gây tê, đặt sụn nâng thiếu chính xác khiến vết khâu bị sưng, chảy dịch hậu phẫu.

Chăm sóc mũi không đúng cách

Nguyên nhân thứ hai được các chuyên gia chỉ ra đó là chăm sóc, vệ sinh vết thương không đúng cách, gây nên tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy. Việc chăm sóc và vệ sinh không đúng cách đến từ việc các bạn đụng nước, va chạm đến mũi hoặc không kiêng cữ ăn uống gây nên việc vết khâu bị sưng, chảy dịch và đóng vảy.

Chăm sóc, vệ sinh không đúng cách có thể gây nên vết khâu nâng mũi bị đóng vảy
Chăm sóc, vệ sinh không đúng cách có thể gây nên vết khâu nâng mũi bị đóng vảy

Phòng phẫu thuật, trang thiết bị không được sát khuẩn kỹ lưỡng

Những địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng, không đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Các phòng phẫu thuật, máy móc, trang thiết bị không được sát khuẩn kỹ lưỡng cũng có thể khiến cho vết khâu nâng mũi bị đóng vảy. Một số người xuất hiện tình trạng nghiêm trọng hơn như chảy dịch vàng, nhiễm trùng, hoại tử.

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng vết khâu nâng mũi bị đóng vảy có thể do cơ địa khách hàng quá nhạy cảm với chất liệu sụn nâng, chỉ khâu. Điều này khiến cho dáng mũi bị kích ứng, đau sưng, ửng đỏ.

Vết khâu nâng mũi bị đóng vảy có ảnh hưởng gì hay không?

Đa phần, các vết khâu nâng mũi đóng vảy đều không quá nguy hiểm, chỉ cần vệ sinh, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ dần được cải thiện. Tuy nhiên, có một vài trường hợp nếu không xử lý đúng cách và kịp thời, có thể để lại những hậu quả nặng nề như: nhiễm trùng, mưng mủ, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Kết quả thẩm mỹ không đạt như mong đợi do không xử lý đúng cách
Kết quả thẩm mỹ không đạt như mong đợi do không xử lý đúng cách

Vết khâu bị sưng, viêm mủ

Tình trạng vết khâu bị sưng gây đau nhức và viêm mủ làm cho vết thương trở nên lâu lành hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công bên trong mũi gây nên nhiều biến chứng không mong muốn. Nếu vết thương lâu lành và bóc vảy nhiều thì sẽ dễ hình thành sẹo lồi, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Nhiễm trùng ở mũi

Vết thương bị nhiễm trùng có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ như gây lệch form mũi, chất liệu sụn bị kích ứng. Khi thấy mũi có dấu hiệu bị đóng vảy, cần quan sát vết thương và chăm sóc kỹ lưỡng. Nếu xảy ra các dấu hiệu như sưng đau, mưng mủ,…, cần đến ngay các địa chỉ thẩm mỹ có uy tín để các bác sĩ kịp thời thăm khám và điều trị. Nếu để lâu ngày, có thể để lại hậu quả gây biến chứng nặng nề, làm hỏng mũi.

Tình trạng mũi nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách
Tình trạng mũi nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách

Ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ

Đây là điều không ai muốn xảy ra sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Đặc biệt, biểu hiện đóng vảy có nguy cơ gây ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp sau này. Nếu như bạn không muốn rơi vào tình thế “tiền mất tật mang”, hãy chú ý chăm sóc kỹ vết thương sau khi phẫu thuật để có được kết quả tốt nhất!

Đăng kí nhận ưu đãi mới nhất từ chúng tôi!

Khi vết khâu nâng mũi bị đóng vảy cần làm gì?

Nếu không may xảy ra tình trạng vết khâu nâng mũi bị đóng vảy, bạn nên thực hiện chăm sóc vết thương theo các cách dưới đây:

Sát trùng vết thương trên mũi

Đầu tiên, bạn hãy dùng tăm bông có thấm dung dịch sát khuẩn làm sạch lớp vảy còn đọng lại trên mũi. Thực hiệu đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần để tránh tình trạng vi khuẩn tấn công, gây viêm sưng vùng vết thương.

Thường xuyên làm sạch mũi bằng muối sinh lỹ

Bạn hãy thường xuyên sử dụng muối sinh lý để làm sạch vết thương và các vùng xung quanh mũi sau khi đã sát khuẩn. Đặc biệt tránh tiếp xúc với nước vì có thể khiến vết thương hở lâu lành, đồng thời vi khuẩn từ nước xâm nhập gây viêm sưng vết thương. Khi vệ sinh mũi, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát khiến vết thương đau sưng.

Vệ sinh mũi an toàn, đúng cách để mũi không bị đau sưng
Vệ sinh mũi an toàn, đúng cách để mũi không bị đau sưng

Nếu trong quá trình chăm sóc dáng mũi xuất hiện cảm giác ngứa rát thì bạn hãy hạn chế gãi, bóc vảy vì sẽ có nguy cơ gây tổn thương vùng vết thương và để lại sẹo xấu. Thay vào đó, bạn hãy xoa nhẹ nhàng, vừa giảm ngứa vừa tăng lượng máu đến vùng mũi đang có vết thương.

Thoa thuốc mỡ

Thông thường, sau nâng mũi, bác sĩ thường kê toa thuốc và thuốc bôi mỡ để giúp khách hàng tránh tình trạng hình thành sẹo và giúp vết thương mau lành. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc mỡ theo kê đơn của bác sĩ sau khi vệ sinh mũi để sớm có được kết quả như ý.

Hạn chế tác động đến mũi, tránh bụi bẩn

Khi vết khâu nâng mũi đóng vảy, bạn nên hạn chế tiếp xúc đến bụi bẩn và ánh sáng mặt trời bởi chúng sẽ làm cho vết thương nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tác động mạnh đến mũi trong thời gian vết khâu nâng mũi bị đóng vảy để giúp vết thương được mau lành hơn.

Cần nghỉ ngơi để dáng mũi sớm hồi phục, vào form ổn định
Cần nghỉ ngơi để dáng mũi sớm hồi phục, vào form ổn định

Những hoạt động như chạy bộ, tập gym, đá bóng,… cần được kiêng từ 1 – 2 tháng cho đến khi mũi ổn định hoàn toàn. Trong quá trình hồi phục, mũi rất nhạy cảm, dễ tụt sụn, lộ sóng nên bạn cần cẩn trọng trong mọi sinh hoạt. Tư thế ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng, bạn hãy ngủ thẳng, không nằm nghiêng hay úp cho đến khi mũi hồi phục.

Kiêng ăn thực phẩm có thể gây kích ứng

Kiêng ăn là một trong những yếu tố quan trọng, giúp bạn bảo vệ dáng mũi an toàn, đẩy nhanh quá trình hồi phục và tránh biến chứng. Những thực phẩm mà chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn trong giai đoạn hồi phục vết thương gồm: hải sản, thịt bò, thịt gà, nếp, các chất kích thích, cà phê,… Các thực phẩm này đều có nguy cơ khiến vết thương đau sưng, mưng mủ và để lại sẹo xấu.

Quá trình ăn kiêng cần được thực hiện nghiêm túc tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ
Quá trình ăn kiêng cần được thực hiện nghiêm túc tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ
Đăng kí nhận ưu đãi mới nhất từ chúng tôi!


Ngoài chế độ kiêng khem, bạn cũng cần bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu dưỡng chất, kích thích quá trình hồi phục vết thương như rau xanh, hoa quả, nước ép, protein, sữa, các loại hạt,….

Qua bài viết viện thẩm mỹ seoulcenter  trên đây, chúng ta có thể thấy vết khâu nâng mũi đóng vảy thường không gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn biết cách chăm sóc. Nếu bạn chủ quan, không vệ sinh và bôi thuốc mỡ kịp thời thì có thể sẽ khiến mũi bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hãy liên hệ đến đơn vị thẩm mỹ uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi bất cứ khi nào vùng mũi có dấu hiệu bất thường.

Xem thêm bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận