Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ hiện đại được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Thế nhưng, mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi một thời gian khiến bạn lo lắng đây có phải là dấu hiệu của nhiễm trùng không. Để khắc phục tình trạng này, hãy cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện mùi hôi để đề ra phương án cải thiện hiệu quả nhất.
Nguyên nhân khiến mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi?
Sau một thời gian nâng mũi, bỗng nhiên mũi có mùi hôi ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của nhiều người. Để tìm ra cách khắc phục phù hợp, trước tiên cần nắm rõ những nguyên nhân hình thành nền mùi hôi khó chịu.
Nâng mũi là phương pháp làm đẹp có sử dụng dao kéo để xâm lấn cho nên tình trạng chảy máu và tích tụ máu đông là điều không thể tránh khỏi. Đây chính là tác nhân đầu tiên làm mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi. Sau khoảng 3 tuần làm đẹp, bạn thường xuyên cảm thấy mũi mình có mùi khó chịu điều này do các cục máu đông, dịch mũi bị tắc nghẽn trong một thời gian dài mà không được vệ sinh lấy ra ngoài, lâu dần có dấu hiệu phân hủy dẫn đến có mùi.
Tiếp đó, bên trong mũi nâng thường hình thành các mảng vảy, chủ yếu là do dịch mũi khô bám vào hoặc do chỉ khâu tự tiêu gây nên. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho mũi có mùi nặng sau khi nâng mũi bởi thực chất các mảng vảy này chứa rất nhiều vi khuẩn, khi sinh sống trong điều kiện ẩm ướt lý tưởng là mũi sẽ ngày càng phát triển, sinh sôi nhiều hơn. Lâu dài, mũi có mùi hôi là điều không thể tránh khỏi.
Lý do cuối cùng làm mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi là bị nhiễm trùng. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ đã khâu chưa kín hết miệng vết thương, còn làm sót lại một ít băng gạc thấm máu dẫn đến mũi bị viêm nhiễm nặng nề. Dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên mà mũi báo đến là mùi hôi nhẹ, sau đó càng ngày càng nặng mùi và kết hợp cùng dấu hiệu đau nhức. Biến chứng này thực sự rất nguy hiểm, cần có phương án khắc phục khẩn cấp, kịp thời để không để lại hậu quả về sau.
Các biện pháp khắc phục mũi có mùi hôi hiệu quả
Tình trạng mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi đã được xác định được nguyên nhân cụ thể, từ đó có thể đề ra những cách khắc phục hiệu quả ngay sau đẩy để đảm bảo chiếc mũi có kết quả làm đẹp hoàn hảo nhất:
Vệ sinh, chăm sóc mũi đúng cách
Bên trong mũi sau nâng bị đóng vảy, chảy dịch không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu mà còn gây nên tình trạng có mùi. Để loại bỏ triệt để vấn đề cần có lộ trình vệ sinh và chăm sóc mũi đúng cách.
Trong 1 tuần đầu tiên, cần kiên trì vệ sinh, sát khuẩn thật lý vết thương. Sử dụng tăm bông hoặc bông tẩy trang, thấm một lượng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn vừa đủ lau nhẹ nhàng lên vùng da đang khâu chỉ. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn đóng thành những mảng vảy, lau sạch sẽ những vết dịch chảy và vết thương, khi đó tình trạng mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi không thể xuất hiện.
Cùng với đó, phần bên ngoài cũng có sưng nhẹ, đau nhức nên sử dụng khăn ấm để chườm nhẹ lên vùng da mũi trong vòng 10 – 15 phút đến khi thoải mái. Khi đó, các cục máu đông có điều kiện tan theo sức nóng của khăn giúp mũi không có mùi.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Không chỉ cần tác động vệ sinh vết thương từ bên ngoài, để mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi không thể xảy ra cũng cần điều chỉnh từ bên trong cơ thể. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đúng cách để cung cấp một nguồn năng lượng sạch cho vết thương.
Nên ưu tiên ăn những món ăn được chế biến mềm, dễ nhai nhằm hạn chế cơ miệng hoạt động làm vết thương nứt ra và chảy thêm nhiều dịch hơn. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và bổ sung protein từ cá, chất béo tốt để vết thương nhanh chóng hết đau, máu đông tan nhanh và không còn tích tụ lâu ở trong mũi, dẫn đến tình trạng có mùi.
Tuyệt đối không ăn thịt bò, hải sản, thịt gà, gạo nếp hay đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ làm vết thương bị kích ứng và trở nặng thêm. Khi ăn những loại thực phẩm này, vết thương nâng mũi sẽ ngứa ngáy, chảy rất nhiều dịch, máu lưu thông không đều làm tình trạng đông máu nghiêm trọng. Khi đó, không chỉ dễ có mùi hôi mà mũi rất có thể bị viêm nhiễm nặng nề.
Thăm khám và điều trị kịp thời
Nếu tình trạng mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi diễn ra trong một thời gian dài kèm theo các biến chứng như đau nhức, chảy mủ, sưng đỏ chứng tỏ vết thương làm đẹp đã bị nhiễm trùng. Do vậy, không tự ý học theo các mẹo chữa trị dân gian hay trên mạng bởi chúng chưa được minh chứng khoa học nên không đảm bảo độ an toàn.
Khi gặp tình trạng này, nên đến ngay địa chỉ thực hiện nâng mũi để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị đúng đắn. Đây cũng là cách khắc phục mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.
Trên đây là thông tin mà Seoul Center cung cấp xoay quanh tình trạng mũi có mùi hôi sau khi nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả nhất. Hy vọng, bạn sẽ hiểu rõ và xác định đúng vấn đề mũi đang gặp phải để áp dụng phương pháp điều trị tốt nhất. Chúc bạn nhanh chóng có được chiếc mũi như ý!
Xem thêm bài viết liên quan:
Bình luận