Những trường hợp không được nâng mũi như người có tiền sử bệnh huyết áp, máu khó đông, tiểu đường,… thường dễ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật. Nắm rõ thông tin về các đối tượng không nên thực hiện thẩm mỹ nâng mũi giúp chị em đảm bảo an toàn, giảm tỷ lệ rủi ro khi phẫu thuật làm đẹp.
Những trường hợp không được nâng mũi
Nâng mũi là phương pháp làm đẹp hiện đại mang đến cho chị em chiếc mũi cao, thon gọn, cân đối với đường nét gương mặt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không được nâng mũi như:
Người bị bệnh huyết áp
Không chỉ với phẫu thuật nâng mũi mà mọi ca can thiệp chỉnh hình đều khuyến cáo những người mắc bệnh lý huyết áp không nên thực hiện. Nguyên nhân bởi đối tượng này rất dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm trong quá trình phẫu trình. Một số trường hợp tình trạng bệnh lý nhẹ, trong tầm kiểm soát, các bác sĩ có thể cho phép tiến hành nâng mũi nhưng cần theo dõi sát sát trong quá trình phẫu thuật.
Người bị bệnh máu khó đông
Máu khó đông là tình trạng máu không thể đông lại khi cơ thể gặp phải tổn thương. Do đó, nhóm đối tượng này rất dễ chảy máu với lượng nhiều hơn so với mọi người. Đây là một trong những trường hợp không được các bác sĩ chỉ định thực hiện nâng mũi.
Các bạn cần đến trực tiếp các cơ sở thẩm mỹ để được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng qua các xét nghiệm kiểm tra chức năng đông máu trước khi quyết định nâng mũi. Bạn có thể thực hiện nâng mũi khi đã điều trị dứt điểm căn bệnh máu khó đông của mình.
Người bị bệnh tiểu đường
Những trường hợp không được nâng mũi có cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây là bệnh lý thường gặp trong xã hội hiện đại và các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn không nên nâng mũi khi mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân bởi các vết thương trên da của người tiểu đường khó cầm máu, dễ bị nhiễm trùng.
Nếu lượng đường huyết ở bạn ở mức kiểm soát được, bạn có thể thực hiện nâng mũi. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình phẫu thuật cần được bác sĩ theo dõi, giám sát chặt chẽ.
Người bị bệnh tim mạch
Cho dù nâng mũi là phẫu thuật an toàn, ít biến chứng nhưng với những người mắc bệnh lý tim mạch, các bác sĩ khuyên bạn không nên thực hiện phương pháp thẩm mỹ này. Hệ tuần hoàn có vấn đề dẫn đến quá trình lưu thông máu không ổn định, dễ ảnh hưởng tiêu cực đến vết thương sau khi nâng mũi gây nên nhiều biến chứng như sưng đỏ, nhiễm trùng,…
Chị em đang mang thai và cho con nhỏ bú
Nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú là một trong những trường hợp không được nâng mũi. Lý do bởi sau khi nâng mũi, bạn cần uống kháng sinh, kháng viêm, giảm đau,… để tránh các biến chứng như nhiễm trùng, sưng đau vết thương,…
Các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Thuốc có thể qua nhau thai vào cơ thể thai nhi hay ngấm vào sữa tác động xấu đến trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên chờ đến khi con đã cai sữa, sức khỏe ổn định mới tiến hành nâng mũi.
Chị em đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Giai đoạn kinh nguyệt, cơ thể của bạn gặp phải tình trạng hormone bị rối loạn khiến cơ thể luôn mệt mỏi, rất khó chịu. Nếu bạn quyết định nâng mũi trong thời gian này, dễ làm sức khỏe suy yếu, kéo dài thời gian hồi phục của vết thương, mũi bị sưng bầm, dễ bị lệch, vẹo.
Người chưa đủ 18 tuổi
Nhóm trẻ dưới 18 tuổi cũng không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện nâng mũi. Cơ thể thời điểm này vẫn chưa hoàn thiện cấu trúc hệ xương và hệ miễn dịch còn thiếu ổn định. Phẫu thuật nâng mũi với người chưa đủ 18 tuổi có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến quá trình dậy thì.
Người mắc bệnh truyền nhiễm
Hệ miễn dịch của những người mắc bệnh truyền nhiễm rất yếu, khi thực hiện nâng mũi có thể gây tác động xấu đến sức khỏe. Không chỉ như vậy, trong quá trình tiến hành phẫu thuật dễ lây nhiễm bệnh cho đội ngũ nhân viên y tế. Vì vậy, người có xét nghiệm dương tính với HIV và một số căn bệnh truyền nhiễm khác sẽ không được chỉ định nâng mũi.
Một số trường hợp có thể tiến hành nâng mũi
Ngoài những trường hợp không được nâng mũi thì vẫn còn rất nhiều nhóm đối tượng được khuyến khích thực hiện phương pháp chỉnh hình dáng mũi để sở hữu chiếc mũi thon gọn, hài hòa:
- Những người có khuyết điểm mũi thấp, tẹt muốn nâng cao dáng mũi.
- Đã thực hiện nâng mũi nhưng kết quả đạt được không đúng như mong muốn.
- Đầu mũi gặp phải tình trạng bóng đỏ, lộ sóng mũi kém thẩm mỹ.
- Chị em muốn sở hữu chiếc mũi cao, thanh tú, hài hòa với đường nét gương mặt.
Bao nhiêu tuổi được nâng mũi?
Qua tìm hiểu những trường hợp không được nâng mũi, có thể thấy không nên nâng mũi khi chưa đủ 18 tuổi, điều này có nghĩa là các bạn được nâng mũi khi đủ 18 tuổi trở lên. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, độ tuổi nâng mũi đẹp và an toàn nhất là từ 18 – 45 tuổi.
Khách hàng không nên nâng mũi khi cấu trúc mũi chưa hoàn thiện vẫn còn phát triển. Ngoài ra, nên cân nhắc khi nâng mũi ở độ tuổi trên 45, bởi giai đoạn này cơ thể sẽ lão hoá, việc thích ứng với chất liệu nâng hạn chế hơn so với độ tuổi còn trẻ. Thực tế, vẫn có trường hợp nâng mũi trên 45 tuổi nhưng sẽ phức tạp hơn, các bạn hãy thực hiện ở những đơn vị uy tín, chất lượng để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Trên đây là chia sẻ chi tiết về những trường hợp không được nâng mũi mà chị em nên cân nhắc để đảm bảo quá trình phẫu thuật an toàn với sức khỏe, tránh biến chứng về sau. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến dịch vụ nâng mũi làm đẹp, hãy liên hệ ngay viện thẩm mỹ Seoulcenter để được tư vấn thêm.
Bình luận