Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Tin tức / Nâng mũi ăn hủ tiếu được không? Cần lưu ý những gì khi ăn?

Nâng mũi ăn hủ tiếu được không? Cần lưu ý những gì khi ăn?


5/5 - (1 bình chọn)

Nâng mũi ăn hủ tiếu được không là một trong những câu hỏi quen thuộc tại các diễn đàn thẩm mỹ. Do món ăn này được ưa dùng làm thức ăn sáng, có tính tiện lợi, nhanh chóng lấp đầy bụng để bắt đầu làm việc. Vậy, sau khi làm đẹp thì có nên ngừng ăn hủ tiếu hay không?

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của hủ tiếu

Hiện nay, hủ tiếu có nhiều loại khác nhau thể hiện đặc trưng văn hóa ẩm thực của từng vùng, chẳng hạn: Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Trung Hoa… Đâu đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp hàng quán bán các loại hủ tiếu như hủ tiếu gõ, hủ tiếu hải sản, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu xào…

Hủ tiếu là món ăn thơm ngon cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể
Hủ tiếu là món ăn thơm ngon cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể

Các loại hủ tiếu được chế biến đa dạng, nhưng về cơ bản một tô hủ tiếu bao gồm các thành phần như: Bánh hủ tiếu, nước dùng (làm từ thịt băm nhỏ, xương heo, lòng heo nấu cùng), thịt heo, thịt bò viên, thịt gà, hải sản, giá đỗ, hẹ, cải salad, rau quế, tương ớt, tương đen, các gia vị đi kèm…

Ăn một tô hủ tiếu thịt heo sẽ cung cấp khoảng 361 kcal, 14.4 protein, 1.23 chất xơ, 12.5 chất béo và 47.8 glucid/carbohydrate. Bên cạnh đó, còn những dưỡng chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, canxi… trong các loại rau sống ăn kèm với hủ tiếu.

Nhìn chung, hủ tiếu là thức ăn sáng giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho hoạt động. Đóng góp những giá trị dưỡng chất mà cơ thể cần cho các hoạt động cơ bắp. Liệu rằng nâng mũi ăn hủ tiếu được không?

Nâng mũi ăn hủ tiếu được không?

Trên thực tế, chưa có bằng chứng nào cho thấy hủ tiếu có hại cho mũi sau khi nâng. Bởi một tô hủ tiếu thịt heo đơn thuần bao gồm những thành phần như bánh hủ tiếu, nước dùng làm từ xương heo, thịt heo, rau sống thì có thể ăn bình thường.

Những lưu ý cần biết khi ăn hủ tiếu
Những lưu ý cần biết khi ăn hủ tiếu

Lợi ích của việc ăn sáng bằng hủ tiếu

  •  Chỉ nên ăn hủ tiếu thịt heo với các loại rau sống như salad, rau thơm, giá… Không nên cho thêm tương ớt, ớt sống, sa tế… vì những loại gia vị cay đi kèm gây nóng cơ thể, hắt hơi sẽ tác động đến mũi nâng.
  •  Không nên ăn hủ tiếu bò, hủ tiếu hải sản, hủ tiếu gà, hủ tiếu xào… bởi thịt bò, thịt gà và hải sản như tôm, mực… có thể gây dị ứng cơ thể, ngứa ngáy, sưng tấy cản trở quá trình phục hồi.
  •  Hủ tiếu dạng sợi đã qua chế biến sẽ có những tác hại nếu chúng ta ăn thường xuyên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn một bát nhỏ hủ tiếu mỗi lần ăn và mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần.
  •  Hủ tiếu được xếp vào các loại thức ăn có chứa nhiều calo, để giảm bớt lượng calo nên ăn kèm với rau xanh. Điều này giúp giảm nguy cơ dư thừa năng lượng và kiểm soát được tình trạng đường huyết.
  •  Nên tự chế biến hủ tiếu tại nhà để thêm những nguyên liệu có lợi cho sức khỏe, giảm bớt những nguyên liệu gây hại. Việc tự chế biến tại nhà còn đảm bảo khâu vệ sinh an toàn, tránh được những vấn đề đầy bụng, khó tiêu do các nguyên liệu làm ở hàng quán có thể để qua đêm, không tốt cho sức khỏe.
Đăng kí nhận ưu đãi mới nhất từ chúng tôi!


Nâng mũi nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Nâng mũi ăn hủ tiếu được không? Mặc dù nâng mũi có thể ăn, nhưng có nhiều hạn chế, chúng ta cũng không thể ăn uống “thả ga”. Hủ tiếu cũng không phải là thực phẩm tốt nhất mà bạn nên dùng sau khi nâng mũi.

Các loại món ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa nên dùng sau khi nâng mũi
Các loại món ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa nên dùng sau khi nâng mũi

Bạn có thể chọn ăn những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn, có lợi cho tiến trình phục hồi mũi nâng như: Súp rau, củ với thịt bằm, cháo loãng, yến chưng hạt sen… Đây đều những món ăn mềm không phải nhai lâu sẽ hạn chế được việc tác động đến sống mũi.

Ngoài ra, các bạn hãy bổ sung nhiều thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chẳng hạn như:

  • Những thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, khoai lang, dưa hấu, đu đủ, chuối, bơ, gan heo…
  • Những thực phẩm chứa vitamin B như bông cải xanh, khoai tây, rau bina, đậu nành, các loại đậu, sữa, ngũ cốc…
  • Những thực phẩm chứa vitamin C như cam, quýt, bưởi, dứa, dâu tây, kiwi, ớt chuông,cải xanh, rau súp lơ…
  • Những thực phẩm chứa vitamin E như các loại hạt, bí đỏ, quả bơ…
  • Bổ sung các loại nước ép, uống đủ nước mỗi ngày…
Các thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi
Các thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi

Trong quá trình xây dựng thực đơn ăn uống có những thực phẩm cần tránh như hải sản, rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, thức ăn cay nóng, rượu, bia… Kiêng ăn khoảng 2 – 3 tuần để tránh mũi bị sưng đau, tấy đỏ, ngứa ngáy…

Nâng mũi ăn hủ tiếu được không? Chúng ta đã có câu trả lời này thông qua phần trình bày của Viện thẩm mỹ Seoulcenter ở bên trên rồi đúng không. Hãy tăng cường các thực phẩm có lợi và kiêng ăn những món mà bác sĩ dặn dò. Chỉ khoảng 1 tháng trở đi là không còn kiêng cữ khắt khe và bạn có thể tự tin khoe dáng mũi.

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận