Cắt môi xong có bị đầy lại không là một trong những vấn đề được quan tâm, bởi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề này và cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc môi đúng cách, đảm bảo kết quả thẩm mỹ lâu dài.
Cắt môi xong có bị đầy lại không?
Sau phẫu thuật cắt môi, nhiều người lo lắng liệu môi có bị đầy lại không. Thực tế, với chăm sóc hậu phẫu đúng cách, môi sẽ không bị đầy lại. Điều quan trọng là tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiêng cữ sau phẫu thuật, đặc biệt là các loại thực phẩm có thể kích thích sản sinh collagen mạnh mẽ, như rau muống, thịt bò, thịt gà, và các món từ gạo nếp, vì chúng có thể gây sẹo lồi và ảnh hưởng đến hình dạng môi sau khi lành.
Thông thường, bạn cần kiêng những thực phẩm này trong khoảng một tháng để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương. Quá trình lành thương sau cắt môi có thể mất từ vài tuần đến một tháng, tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến môi đầy lại sau cắt
Cắt môi xong có bị đầy lại không phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm biến chứng sau phẫu thuật, kỹ thuật của bác sĩ, và chế độ chăm sóc hậu phẫu. Khách hàng cần nhận diện sớm tình trạng, tìm ra nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời:
Xảy ra biến chứng
Biến chứng sau phẫu thuật có thể bao gồm nhiễm trùng, hình thành sẹo lồi, sẹo đỏ hoặc thậm chí là biến dạng môi. Nhiễm trùng có thể xảy ra do điều kiện vô trùng không được đảm bảo hoặc do chăm sóc vết thương không đúng cách, dẫn đến việc môi sưng to và đầy lại. Từ đó còn dễ để lại các vết sẹo sậm màu không vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ vừa gây cảm giác khó chịu cho khách hàng.
Kỹ thuật của bác sĩ
Một bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm sẽ biết cách thực hiện phẫu thuật một cách chính xác, giảm thiểu rủi ro môi bị đầy lại. Ngược lại, việc lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ không uy tín hoặc bác sĩ không có chuyên môn có thể dẫn đến kết quả không như ý.
- Bác sĩ có thể không cắt bỏ đúng phần da cần thiết hoặc khâu vết thương không cân đối, dẫn đến việc môi không đạt được hình dạng mong muốn.
- Nếu các mối khâu không đều hoặc bị bung chỉ, điều này có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc môi khiến các nếp gấp và viền môi bị đầy lại.
Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật
Nhiều trường hợp không tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc như: Vệ sinh vết thương không khoa học, ăn nhiều thực phẩm tăng sinh collagen, chườm lạnh giảm sưng sai cách,… có thể dẫn đến nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ sưng, hình thành sẹo và tạo cảm giác môi quay lại hình dáng to hơn lúc phẫu thuật.
Mất bao lâu môi hồi phục sau phẫu thuật?
Thông thường, sau 7 – 10 ngày môi sẽ dần phục hồi, thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Trong vòng 1 – 3 ngày đầu tiên, bạn có thể gặp phải tình trạng sưng đau, đặc biệt khi ăn uống hay vệ sinh chăm sóc da mặt
Từ ngày thứ 5, môi bắt đầu lành lại, lấy lại được cảm giác và cử động linh hoạt hơn. Dáng môi sẽ ổn đình cả về hình dạng và màu sắc trong vòng 4 – 6 tuần. Để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh nếu cần, chườm lạnh để giảm sưng và kiêng cử một số thực phẩm nhất định.
Cách chăm sóc môi sau cắt phòng cách biến chứng
Chăm sóc hậu phẫu môi đúng cách là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng môi bị đầy lại và đảm bảo kết quả thẩm mỹ lâu dài. Theo đó, để đạt được kết quả như mong muốn việc tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống sau phẫu thuật là cần thiết.
Chế độ sinh hoạt
Sau phẫu thuật, môi của bạn sẽ cần thời gian để lành lại và giảm sưng. Đặc biệt trong những ngày đầu tiên bạn cần tuyệt đối kiêng cữ theo chỉ dẫn của bác sĩ, cụ thể như sau:
- Hạn chế các hoạt động có thể gây áp lực hoặc va chạm mạnh lên môi, như thổi kèn hoặc ăn thức ăn cứng.
- Chườm lạnh có thể được áp dụng để giảm sưng và giảm đau, đặc biệt trong 2 – 5 ngày đầu sau phẫu thuật.
- Vệ sinh môi sạch sẽ sau khi ăn xong để tránh nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành thương nhanh chóng.
- Uống thuốc giảm đau, kháng sinh và kháng khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn uống
Trong giai đoạn hồi phục, chế độ ăn uống cần được điều chỉnh để không làm ảnh hưởng đến vết thương. Theo đó, khách hàng cần đảm bảo:
- Tránh ăn uống trong vòng 4 giờ đầu sau phẫu thuật để không gây áp lực lên vùng môi.
- Bắt đầu với thức ăn lỏng như sữa pha nước, cháo loãng và sau đó ưu tiên chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo uống đủ nước để cơ thể phục hồi tốt hơn.
- Chia thành 2 – 3 bữa nhỏ mỗi ngày để dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên vùng môi.
- Uống nhiều nước lọc và bổ sung ăn hoa quả, trái cây tươi để cung cấp đủ nước và vitamin cho cơ thể.
- Tránh các thực phẩm có thể kích thích sản sinh collagen quá mức như thịt gà, thịt bò, hải sản, và các món ăn từ gạo nếp.
Cắt môi có để lại sẹo hay không?
Thực tế, khả năng để lại sẹo sau phẫu thuật cắt môi rất thấp, đặc biệt khi quy trình được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao và trong điều kiện vô trùng chuẩn Y Khoa. Tuy nhiên, khả năng để lại sẹo cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người và cách chăm sóc môi sau phẫu thuật.
Để giảm thiểu nguy cơ này, việc chăm sóc môi sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng, bao gồm việc vệ sinh cẩn thận, sử dụng các loại kem chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian môi đang lành.
Qua những thông tin Viện Thẩm Mỹ Seoul Center chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thể trả lời được câu hỏi cắt môi xong có bị đầy lại không. Đồng thời cần lưu ý thêm một chế độ chăm sóc khoa học kết hợp với việc lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín sẽ giúp bạn sở hữu đôi môi đẹp tự nhiên và an toàn.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
Bình luận