Rau răm là loại thực phẩm được các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn sau khi thực hiện các cuộc phẫu thuật. Vậy sau khi nâng mũi ăn rau răm được không? Nếu không thì cần kiêng trong bao lâu? Hãy cùng vienthammyseoulcenter.com tìm hiểu chi tiết những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Nâng mũi ăn rau răm được không?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn KHÔNG NÊN ăn rau răm bởi những nguyên nhân dưới đây:
- Rau răm có tính nóng: Trong rau răm có chứa alpha-pinene và beta-pinene, chúng có khả năng làm ấm cơ thể. Tuy nhiên đối với những ai đang có vết thương hơ như vừa nâng mũi, tính nóng của rau răm sẽ khiến tình trạng da bị sưng tấy, bầm tím kéo dài và lâu lành hơn.
- Rau răm tăng nguy cơ chảy máu: Rau răm có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu của cơ thể. Do đó, sau khi nâng mũi nếu ăn rau răm bạn sẽ dễ gặp phải rủi ro cháy máy ở vị trí vết thương.
- Làm giảm tác dụng của thuốc: Sau khi nâng mũi, bạn sẽ được bác sĩ kê toa với nhiều loại thuốc khác nhau. Trong khi đó, rau răm lại làm giảm tác dụng của thuốc, khiến vết thương sau khi nâng mũi dễ kích ứng và lâu lành hơn.
Nâng mũi kiêng ăn răm bao lâu?
Tốt nhất, bạn nên kiêng ăn rau răm sau khi nâng mũi từ 1-2 tháng, hoặc đến khi mũi đã hoàn toàn ổn định. Điều này giúp đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục và kết quả thẩm mỹ nâng mũi.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi có thể ăn lại rau răm sau thời gian kiêng khem, bạn cần chú ý đến liều lượng. Cụ thể, không nên ăn quá nhiều rau răm, chỉ nên sử dụng chúng như món rau ăn kèm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Những loại rau nên ăn sau khi nâng mũi
Bên cạnh việc tìm hiểu nâng mũi ăn rau răm có được không? Bạn cũng nên tìm hiểu nên bổ sung những loại rau nào cho cơ thể để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi nâng mũi. Dưới đây là những loại rau mà vienthammyseoulcenter.com muốn chia sẻ đến bạn nên ăn sau khi nâng mũi:
Những loại rau có màu xanh đậm
Những loại rau có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, bông cải xanh,… cung cấp vitamin A, C, K và các khoáng chất như canxi, kali, magie,… Từ đó, giúp tăng cường hệ miễn dịch để tránh các biến chứng do viêm nhiễm, đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn chặn để lại sẹo xấu.
Những loại rau chứa vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể. Từ đó, làm lành vết thương sau khi nâng mũi nhanh chóng và tránh để lại sẹo lồi, sẹo lõm. Một vài loại rau chứa nhiều vitamin C mà bạn nên bổ sung cho cơ thể sau khi phẫu thuật thẩm mỹ như: cải thìa, súp lơ trắng, rau mùi tây,…
Những loại rau chứa vitamin A
Vitamin A cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc làm lành vết thương nhờ vào khả năng đẩy nhanh quá trình tái tạo làn da. Vì vậy, sau khi nâng mũi bạn nên ăn những loại rau chứa nhiều vitamin A như: cải bó xôi, rau diếp cá, rau húng quế,…
Những loại rau có tính mát
Trái ngược với các loại rau có tính nóng như rau răm, sau khi nâng mũi bạn nên bổ sung nhiều loại rau có tính mát như: rau dền, rau mồng tơi, rau ngót,… để giúp thanh nhiệt giảm tình trạng sưng tấy, sưng đau sau khi nâng mũi
Những thực phẩm cần tránh sau khi nâng mũi
Ngoài những loại rau nên ăn sau khi nâng mũi mà vienthammyseoulcenter.com vừa chia sẻ ở trên. Bạn cũng nên chú ý kiêng khem những loại thực phẩm dưới đây để tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục sau khi nâng mũi:
- Những loại thực phẩm dễ gây nên sẹo lồi do chứa quá nhiều protein, dẫn đến tăng sinh collagen quá mức như: thịt bò, rau muống, trứng gà, hải sản,….
- Những loại thực phẩm có tính nóng như: đồ nếp, ớt, gừng, trái cây khô, các chế phẩm từ sữa,… để tránh vết thương sưng tấy, mưng mủ và chảy máu.
- Những loại thực phẩm khó tiêu như: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn chế biến sẵn,… để tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, làm chậm quá trình hồi phục.
- Những loại thực phẩm dai, cứng như: kẹo, thịt bò, bánh dày,… khiến bạn phải nhai kỹ hơn tạo áp lực lên vùng mũi khiến vết thương lâu lành.
Trên đây là giải đáp từ vienthammyseoulcenter.com về vấn đề nâng mũi ăn rau răm được không. Hy vọng với những thông tin tên có thể giúp bạn có chế độ kiêng khem tốt hơn, tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục sau khi nâng mũi.
Bình luận