banner tháng 6
banner tháng 6
Trang chủ / Thẩm mỹ mắt / Lẹo mắt có tự khỏi không – Cách phòng tránh b

Lẹo mắt có tự khỏi không – Cách phòng tránh b


Đánh giá

Lẹo mắt là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của tuyến chân lông mi do vi khuẩn xâm nhập gây ra. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm: sưng đỏ, đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi nháy mắt,…. Vậy, lẹo mắt có tự khỏi không? Hãy cùng catmimathanquoc.com tìm câu trả lời và cách phòng tránh trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu tổng quan về bệnh

Trước khi trả lời thắc mắc lẹo mắt có tự khỏi được không, hãy tìm hiểu về bệnh lý này. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và xác định rõ tình trạng của bản thân.

Nguyên nhân gây lẹo mắt

Nguyên nhân chính dẫn đến lẹo mắt là do sự xâm nhập của tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào tuyến chân lông mi. Đặc biệt, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng nếu đang gặp tình trạng viêm bờ mi.

Ngoài ra, các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ gây lẹo mắt bao gồm:

  • Bệnh nhân có tiền sử viêm mí mắt hoặc viêm mí mắt mãn tính.
  • Người mắc các bệnh mạn tính như: viêm da, bệnh đái tháo đường hoặc tăng cholesterol.
  • Thường xuyên không tẩy trang cho vùng mắt trước khi đi ngủ.
  • Không vệ sinh sạch sẽ tay trước khi gắn hoặc tháo kính áp tròng.
  • Thường xuyên dụi mắt, đặc biệt khi chưa vệ sinh tay.
  • Sử dụng mỹ phẩm đã hết hạn hoặc không đảm bảo chất lượng để thoa lên vùng da mắt.
  • Dùng chung khăn mặt hoặc các loại vật dụng cá nhân với người khác.
  • Chế độ ăn uống không không khoa học, thường xuyên ăn những đồ ăn cay nóng.
Dùng chung khăn mặt với người khác có thể dẫn đến lẹo mắt
Dùng chung khăn mặt với người khác có thể dẫn đến lẹo mắt

Về các triệu chứng

Ban đầu, biểu hiện của lẹo mắt thường nhẹ và không rõ rệt. Người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu ở mắt hoặc nổi một ít mẩn đỏ dọc bờ mi. Do đó, nhiều người dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác.

Tuy nhiên, khi bệnh phát triển có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Các vết sưng đỏ giống như mụn xuất hiện dọc mí mắt.
  • Dễ dàng nhận thấy các đốm nhỏ màu vàng trong vùng sưng.
  • Bạn có thể cảm giác được cồm cộm trong mắt rõ rệt hơn.
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là khi ra nắng.
  • Đôi khi còn kèm theo hiện tượng chảy nước mắt hoặc ghèn ở dọc mí mắt.
  • Xuất hiện nốt sần cứng, không gây đau ở vùng mi mắt.
Lẹo mắt biểu hiện ra ngoài với các vết sưng đỏ như mụn dọc mí mắt
Lẹo mắt biểu hiện ra ngoài với các vết sưng đỏ như mụn dọc mí mắt

Lẹo mắt có tự khỏi không?

Sau khi đã tìm hiểu tổng quan về bệnh, nhiều người có thắc mắc lẹo mắt có tự khỏi được hay không? Trên thực tế, lẹo mắt thường tự lành sau khoảng 1-2 tuần mà không cần phải thực hiện điều trị. Theo đó, mụn lẹo thường vỡ ra từ 4 đến 6 ngày và các triệu chứng sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, việc chăm sóc mắt đúng cách tại nhà là rất quan trọng để tăng tốc quá trình lành lẹo. Bạn nên đảm bảo mắt được nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt và thực hiện chườm ấm vùng da quanh mắt mỗi ngày vài lần (mỗi lần khoảng 10-15 phút).

Một điều cần lưu ý là không tự ý nặn, chích, gãi hoặc chà xát vào lẹo mắt để tránh làm tăng tốc độ phát triển của bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như: tỏi, hành và thủy hải sản để tránh gây kích ứng mắt. Hãy tạm ngừng sử dụng kính áp tròng trong thời gian mắc lẹo mắt cho đến khi hoàn toàn hồi phục.

Sau thời gian chăm sóc tại nhà, nếu bạn nhận thấy tình trạng không được cải thiện hoặc có các dấu hiệu như: vùng lẹo bị chảy máu, tầm nhìn bị che khuất bởi lẹo, xuất hiện mẩn đỏ trên mặt,… nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  Lẹo mắt có thể tự khỏi sau tối đa 2 tuần

Lẹo mắt có thể tự khỏi sau tối đa 2 tuần

Có thể làm gì để phòng ngừa lẹo mắt?

Mặc dù lẹo mắt không nguy hiểm, nhưng khả năng tái phát là rất cao. Do đó, bạn cần phòng ngừa để tránh cảm giác khí chịu do bệnh gây ra. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ bị lẹo mắt:

  • Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với mắt hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm, trang điểm mắt.
  • Hạn chế thấp nhất hành động dụi hoặc chà mắt. Điều này giúp ngăn vi khuẩn từ tay xâm nhập và gây nhiễm trùng cho vùng da mắt.
  • Hãy chọn những sản phẩm mỹ phẩm hay trang điểm mắt chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đã quá hạn sử dụng.
  • Sử dụng kính râm khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ánh sáng mặt trời.
  • Thực hiện tẩy trang kỹ lưỡng hàng ngày trước khi đi ngủ để đảm bảo vùng mắt được sạch sẽ.
  • Tránh sử dụng chung mỹ phẩm, cọ trang điểm, khăn mặt hoặc kính mát với người khác.
  • Đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và có nhiều khói bụi.
Tẩy trang mắt mỗi ngày để loại bỏ cặn trang điểm và bụi bẩn
Tẩy trang mắt mỗi ngày để loại bỏ cặn trang điểm và bụi bẩn

Qua các thông tin được cung cấp trong bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời phù hợp cho câu hỏi lẹo mắt có tự khỏi không. Mặc dù bệnh này không quá nghiêm trọng, nhưng bạn cũng cần có chế độ chăm sóc phù hợp để rút ngắn quá trình hồi phục. Điều này giúp giảm cảm giác khó chịu cho bạn trong các hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, hãy vệ sinh tay và làm sạch mắt thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ bị lẹo mắt.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận