Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Thẩm mỹ mũi / Nâng mũi ăn khoai lang được không? Một số lợi ích của khoai lang

Nâng mũi ăn khoai lang được không? Một số lợi ích của khoai lang


Đánh giá

Sau phẫu thuật nâng mũi, muốn mau lành, không để lại sẹo xấu, bạn cần phải biết cách ăn uống và chăm sóc vết thương. Quan tâm tới chủ đề ăn hậu nâng mũi, nhiều bạn thắc mắc rằng: Nâng mũi ăn khoai lang được không? Bài viết dưới đây vienthammyseoulcenter.com sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.

Sau khi nâng mũi ăn khoai lang được không?

Đối với người vừa phẫu thuật nâng mũi, chế độ ăn rất quan trọng bởi nó quyết định đến tốc độ hồi phục và việc có để lại sẹo xấu hay không?

Về thắc mắc nâng mũi ăn khoai lang được không, đáp án là CÓ, bạn ăn được bình thường. Ăn khoai lang không gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mũi của chúng ta. Ngược lại, khoai lang còn hỗ trợ rất tốt cho người đang trong giai đoạn hồi phục nâng mũi.

Sau khi nâng mũi ăn khoai lang bình thường
Sau khi nâng mũi ăn khoai lang bình thường

Lợi ích của khoai lang đối với việc hồi phục mũi

Chúng ta sẽ phân tích lợi ích của khoai lang đối với người vừa mới nâng mũi dựa trên các thành phần chất dinh dưỡng có mặt trong loại củ này:

  • Beta carotene: Chất beta carotene trong khoai lang có tác dụng chống lại nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật; đồng thời tái tạo tế bào da, giúp vết thương nhanh lành, rút ngắn quá trình hồi phục của bạn.
  • Carbohydrate – nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể: Khoai lang được xem là nguồn carbohydrate tự nhiên, cung cấp năng lượng bền vững cho cơ thể để chữa lành vết thương và phục hồi sau nâng mũi.
  • Vitamin A: Có hai tác dụng một là hạn chế nguy cơ sẹo lồi, làm mờ dần vết sẹo sau nâng mũi. Hai là phát triển tế bào khỏe mạnh, tạo ra hàng rào bảo vệ da vững chắc, giảm thiểu nguy cơ mẩn đỏ sau phẫu thuật nâng mũi.
  • Protein: trong khoai lang sẽ kích thích sản sinh tế bào mới, giúp vết thương nhanh mọc da non, giúp kết quả nâng mũi nhanh ổn định hơn.
  • Choline: Chất này giúp kháng viêm, giảm tình trạng sưng tại vết thương vùng mũi.
  • Chất xơ: Lượng chất xơ trong củ khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, cụ thể nó hỗ trợ chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể tái tạo các mô sau phẫu thuật.
  • Vitamin C: Khoai lang có nhiều vitamin C – chất quan trọng trong quá trình sản sinh collagen, có tác dụng giảm thiểu nguy cơ sẹo thâm sau phẫu thuật mũi.
  • Sắt: Hàm lượng sắt trong khoai lang giúp bổ sung sắt cho cơ thể sau cuộc phẫu thuật mũi; đồng thời giúp vùng da tại vết thương trở nên đều màu, giảm thâm khi lành.
Các chất trong khoai lang rất tốt cho việc hồi phục mũi
Các chất trong khoai lang rất tốt cho việc hồi phục mũi

Kết luận: Sau khi nâng mũi, ăn khoai lang sẽ giúp tăng sức đề kháng cơ thể, giảm viêm, giảm sưng, giúp vết thương nhanh lành và lên da non, giảm nguy cơ sẹo xấu.

Lưu ý điều gì khi ăn khoai lang sau nâng mũi

Khoai lang là thực phẩm tốt nên bổ sung để quá trình hồi phục mũi được nhanh hơn. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý khi ăn khoai lang sau nâng mũi mà bạn cần xem xét:

Lưu ý về số lượng ăn khoai lang/ngày

Khoai lang tốt cho quá trình hồi phục mũi, nhưng bạn cần nhớ rằng khoai lang là một thực phẩm trong toàn bộ chế độ ăn uống. Để mũi nhanh lành, nhanh đẹp, bạn cần ăn thêm nhiều thực phẩm khác thì mới đảm bảo sự cân đối, cũng như tạo cảm giác ngon miệng.

Sau nâng mũi, ăn khoai lang cần chú ý gì?
Sau nâng mũi, ăn khoai lang cần chú ý gì?

Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 1 – 2 củ khoai lang, tương đương khoảng 250 gram đến 300 gram là tối đa và nên chia thành nhiều bữa nhỏ.

Tránh ăn liên tục và quá nhiều khoai lang, khiến bản thân thường xuyên trong cảm giác no bụng, gây khó tiêu, giảm nhu cầu thèm ăn những thực phẩm dinh dưỡng khác. Cơ thể không được bổ sung đủ dưỡng chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lành vết thương sau khi nâng mũi.

Mỗi ngày chỉ nên ăn 250 - 300 gram khoai lang
Mỗi ngày chỉ nên ăn 250 – 300 gram khoai lang

Lưu ý khi chế biến khoai lang

Để lấy được hết dưỡng chất có lợi cho việc hồi phục mũi trong củ khoai lang, bạn nên chế biến theo cách hấp chín hoặc luộc. Không nên ăn khoai lang đã xử lý sấy khô, chiên giòn…. vì chúng nhiều dầu mỡ xong, không tốt cho việc lành thương.

Không ăn khoai lang mọc mầm, bị đốm đen

Sau khi nâng mũi, bạn nên chọn ăn khoai lang tươi, chưa bị mọc mầm, không có đốm đen. Những củ khoai lang này có thể chứa độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe trong giai đoạn cơ thể đang dần hồi phục sau khi nâng mũi. Khi cơ thể bạn không khỏe thì vết thương cũng sẽ lâu lành hơn bình thường.

Không nên ăn khoai lang cùng lúc với các thực phẩm như quả hồng, trứng, thịt gà, bí đỏ, cua, ghe,…

Nguyên nhân bởi vì đây là những thực phẩm kỵ nhau, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, dị ứng,…. không tốt cho sức khỏe của người vừa nâng mũi.

Lưu ý không ăn khoai lang và trứng cùng nhau
Lưu ý không ăn khoai lang và trứng cùng nhau

Đừng ăn khoai lang trong trạng thái đói bụng

Ăn khoai lang khi đói sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết dịch vị, khiến bạn bị đầy hơi, ợ chua, chướng bụng,… Đối với những người bị đau dạ dày thì ăn khoai lang lúc đói sẽ càng làm bệnh nặng hơn. Trường hợp bạn vừa nâng mũi thì những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tốc độ hồi phục của vết thương.

Viện thẩm mỹ seoulcenter  hy vọng những thông tin trong bài viết nâng mũi ăn khoai lang được không sẽ giúp ích cho bạn trong thời gian chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp nhanh nhất nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận