Trong quá trình phục hồi vết thương hở, việc ăn uống cần phải kiêng cữ, bởi có một số loại thực phẩm ăn vào sẽ ảnh hưởng đến vết thương. Vậy, bị vết thương hở ăn măng được không? Hãy cùng vienthammyseoulcenter.com tìm hiểu chi tiết ngay sau đây để biết cách chăm sóc cho vết thương của bạn!
Bị vết thương hở ăn măng được không?
Măng tươi chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe, vì vậy nó được các bà nội trợ thường xuyên bổ sung vào bữa ăn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc bị vết thương hở ăn măng được không và lỡ ăn có sao không?
Theo đó, khi bị vết thương hở, các bác sĩ khuyến khích nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên ăn măng. Bởi loại thực phẩm này có nguy cơ gây ảnh hưởng đến vết thương. Cụ thể, các loại măng ủ chua, ngâm dấm chưa đủ thời gian chứa nhiều vi khuẩn rất dễ khiến cho vết thương bị mưng mủ, sưng tấy, lâu lành, nặng nhất là dẫn đến nhiễm trùng.
Ngoài ra, trong măng còn chứa cyanide, một chất có thể gây ngộ độc và tử vong nếu dung nạp quá nhiều vào cơ thể. Trường hợp chế biến măng không kỹ, còn chứa nhiều chất cyanide sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cản trở quá trình phục hồi vết thương.
Ăn măng có bị sẹo lồi hay không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nguy cơ ăn măng bị sẹo lồi chiếm tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân bởi thành phần dinh dưỡng có trong măng chủ yếu là các nguyên tố vi lượng, vitamin C, vitamin E…, không chứa quá nhiều đạm gây tăng sinh tế bào tạo ra vết sẹo. Thực tế, không có nhiều trường hợp chứng minh ăn măng bị sẹo lồi.
Tuy nhiên, trừ một vài trường hợp có cơ địa dễ bị sẹo thì vẫn nên kiêng ăn măng nhằm tránh nguy cơ xuất hiện sẹo xấu trên da. Các bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác về tình trạng vết thương, cũng như ăn măng có bị sẹo lồi không.
Bị vết thương hở bao lâu mới được ăn măng?
Các bạn đã có câu trả lời vết thương hở ăn măng được không, vậy cần kiêng bao lâu? Theo đó, bị vết thương hở sau khoảng 2 tuần mới được ăn măng. Ở thời điểm này, thông thường vết thương đã lành và ổn định nên có thể ăn măng. Tuy nhiên, mức độ vết thương và tốc độ lành thương ở mỗi người không giống nhau, vì vậy thời gian kiêng cữ cũng chênh lệch.
Trường hợp vết thương hở nhỏ và nhanh phục hồi thì có thể sớm ăn măng. Trái lại, vết thương hở lớn và lâu lành da, các bạn nên kiêng cữ lâu hơn, có thể kéo dài 3 – 4 tuần.
Bị vết thương hở lỡ ăn măng có sao không?
Một số bạn chưa biết bị vết thương hở ăn măng được không và lỡ ăn nên rất lo lắng. Đối với trường hợp này, các bạn không cần quá lo lắng, bởi ăn măng với số lượng ít cũng không ảnh hưởng quá lớn đến vết thương. Tuy nhiên, các bạn nên ngừng ăn măng và thay thế bằng các thực phẩm khác phù hợp hơn.
Nếu lỡ ăn măng, bạn nên chăm sóc vết thương cẩn thận, chú ý đến vệ sinh sạch sẽ và sát khuẩn. Khi nhận thấy vết thương bị sưng tấy, nổi mủ và lâu lành lại, các bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Một số lưu ý nên biết khi ăn măng
Ăn măng không đúng cách, ngoài việc ảnh hưởng đến vết thương thì nó còn gây hại cho hệ tiêu hóa, dễ bị chướng bụng, khó tiêu. Do đó, trước khi ăn măng, các bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Không ăn măng ủ chua
Ăn măng ủ chua tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho hệ tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Quá trình ủ chua chưa đủ thời gian hoặc chế biến không đúng cách sẽ chứa một số độc tố nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, các bạn không nên ăn măng ủ chua hoặc nếu dùng thì cần chế biến kỹ càng.
Nên luộc măng chín
Trong măng có chứa một số loại độc tố như acid cyanhydric, cyanide…, có thể gây ngộ độc cơ thể. Vì vậy, khi ăn măng nên chế biến kỹ, rửa sạch với muối, sau đó luộc măng chín khoảng 2 – 3 lần rồi xả với nước sạch. Trong quá trình nấu măng nên mở nắp sẽ giúp độc tố bay ra ngoài.
Một số đối tượng không nên ăn măng
Mặc dù măng chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết như Carbohydrates, chất xơ, đạm, vitamin…, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể ăn. Các bác sĩ khuyến cáo, thành phần măng có chứa acid oxalic không phù hợp với một số đối tượng như: Trẻ em, phụ nữ mang thai, những ai đang mắc một số chứng bệnh liên quan đến sỏi thận, gan, đường tiêu hóa…
Một số câu hỏi liên quan đến việc ăn măng
Bên cạnh vết thương hở ăn măng được không, nhiều bạn thắc mắc nâng mũi có ăn măng được không hay cắt mí có ăn măng được không… Dưới đây là giải đáp chi tiết về những vấn đề này:
Nâng mũi có ăn măng được không?
Sau nâng mũi có thể ăn măng để bổ sung một số dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cho quá trình lành thương. Tuy nhiên, không nên ăn măng số lượng quá nhiều và cũng không nên ăn thường xuyên. Đặc biệt, các bạn cần chế biến thật kỹ càng để loại bỏ các độc tố trước khi ăn sẽ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và vết thương ở mũi.
Cắt mí ăn măng có được không?
Sau cắt mí không nên ăn măng, nhất là những ai có cơ địa dễ bị kích ứng và bị sẹo lồi. Nguyên nhân là bởi thành thành măng chứa axit oxalic, cellulose… có khả năng ngăn chặn hấp thu một số nguyên tố vi lượng. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ lành thương và mí mắt sẽ chậm phục hồi hơn.
Ho có ăn măng được không?
Trong Đông Y, măng có đặc tính kháng viêm, giải độc, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp và giảm tình trạng ho, do đó những ai đang ho có thể ăn măng. Một số món ăn làm từ măng giúp ngăn chặn cơn ho như canh măng, măng tươi xào gừng, măng tươi xào hẹ, súp gà măng tươi…
Các bạn đã có câu trả lời bị vết thương hở ăn măng được không. Với những chia sẻ từ viện thẩm mỹ seoulcenter cho thấy, những ai đang có vết thương hở nên hạn chế ăn măng. Thay vào đó nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho quá trình lành thương và ngăn ngừa sẹo.
Xem thêm bài viết liên quan
Bình luận