Trang chủ / Tiêm Filler / Tiêm filler mũi có được nặn mụn không ?

Tiêm filler mũi có được nặn mụn không ?


5/5 - (1 bình chọn)

Mũi là trung tâm của khuôn mặt, sau một thời gian dài kiêng cữ hậu tiêm filler, vùng da ở đây không được chăm sóc kỹ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, hình thành những nốt mụn trứng cá, mụn bọc. Vậy tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Nên kiêng cữ như thế nào để mũi nhanh hồi phục nhất?

Tiêm filler mũi có được nặn mụn không?

Tiêm filler mũi là phương pháp làm đẹp không cần đến giao kéo, nhưng đã sử dụng tiêm tác động vào các tế bào, vì vậy cũng cần khoảng 1 tháng để bình phục. Đồng thời, đây là “thời điểm vàng” của các nốt mụn phát triển khi da vùng mũi bị nghẹt cứng bởi các bụi bẩn, dầu nhờn,…

KHÔNG nên nặn mụn sau khi tiêm filler mũi nhé!
KHÔNG nên nặn mụn sau khi tiêm filler mũi nhé!

Trong thời gian đó các chuyên gia khuyên không được sờ nắn, tác động mạnh bằng tay đến mũi tránh bị xô lệch, ảnh hưởng đến dáng mũi. Vì vậy, tiêm filler mũi có được nặn mụn không? thì câu trả lời là “KHÔNG”. Nên đợi mũi hoàn thiện, lên chuẩn form rồi mới tiến hành xử lý mụn để tránh rủi ro không đáng có.

Có thể sử dụng các phương pháp tác động từ bên trong cơ thể để đẩy mụn ra bên ngoài là chế độ nghỉ ngơi và ăn uống. nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và ăn những loại thực phẩm tốt để đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể như: rau xanh, trái cây, các loại nước ép và uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Điều này không thể làm sạch mụn hoàn toàn trên mũi nhưng cũng góp phần làm tình trạng này nhẹ nhàng hơn.

Như vậy, trong thời gian 30 ngày đầu tiên sau tiêm filler mũi tuyệt đối không được nặn mụn để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Không nên nặn mụn sau khi tiêm filler mũi trong 30 ngày
Không nên nặn mụn sau khi tiêm filler mũi trong 30 ngày

Cần kiêng gì sau tiêm filler mũi?

Ngoài đáp án “tiêm filler mũi có được nặn mụn không” các tín đồ làm đẹp cần chú trọng kiêng cữ đúng cách để có được chiếc mũi lý tưởng. 20% thành công quyết định vào chế độ chăm sóc, vì vậy cần kiêng những điều sau:

Tác động mạnh vào vùng mũi

Mặc dù tiêm filler mũi là phương pháp phẫu thuật hiện đại không sử dụng “dao kéo” tác động đến vùng mũi nhưng cũng cần thời gian để cố định chất làm đầy. Tuyệt đối không sờ nắn, xoa bóp hay massage vùng mũi làm cho filler di chuyển không đúng hướng, dẫn đến tình trạng mũi bị nghiêng, vẹo hay lệch đi. Đặc biệt, không nên đeo khẩu trang quá chật hay đeo kính trong 1 tháng đầu tiên tránh làm giảm đi hình dáng mũi sau tiêm.

Tránh tác động mạnh vào mũi sau khi tiêm filler
Tránh tác động mạnh vào mũi sau khi tiêm filler

Ngoài kiêng tác động mạnh lên vùng mũi sau tiêm filler bằng tay, cần tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời. Trong 1 tháng đầu tiên không nên đi xông hơi, ra ngoài cần che chắn kĩ càng để tránh bức xạ mặt trời làm chất làm đây mềm ra và đi lệch hướng. Cùng với đó, tránh vùng da mũi tiếp xúc với các loại mỹ phẩm vì các hóa chất có trong các sản phẩm chăm sóc da dễ thấm vào và gây nhiễm trùng cho mũi.

Vận động mạnh

Trong vòng 30 ngày đầu sau tiêm filler kiêng mang vác, bưng bê những vật nặng hơn 4,5 kilogram. Bởi vì, khi dùng lực tay và gồng mình quá mạnh khiến các cơ bị căng lên dẫn đến filler mới tiêm vào sẽ bị cản trở di chuyển đến nơi chính xác, từ đó dáng mũi sẽ không hoàn thiện như mong đợi.

Cùng với đó, không nên tập luyện các bài thể dục mạnh như: chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, leo núi,… Vì filler đang trong quá trình bao bọc sụn mũi, khi luyện tập quá mạnh huyết áp và nhịp tim tăng cao dễ làm vết tiêm sưng đỏ, bầm tím và ngứa ngáy. Điều này làm thời gian hồi phục bị kéo dài, sẽ lâu có kết quả mũi hoàn thiện.

Thức ăn ảnh hưởng đến vết tiêm

Cần loại bỏ những thực phẩm đại kỵ với mũi sau tiêm filler ra khỏi bữa ăn, cụ thể:

  • Hải sản: Khắc tinh của mũi tiêm filler trong vòng 3 – 4 tuần đầu là những loại hải sản. Khi ăn những món ăn chế biến từ chúng rất dễ làm vết tiêm sưng tấy, bầm tím và nguy hiểm hơn là bị bị dị ứng, kích ứng.
  • Gạo nếp, thịt gà: Khi ăn hai loại thức ăn này vào cơ thể, vùng mũi tiêm filler dễ bị viêm nhiễm, mưng mủ làm mũi lâu hồi phục hơn vì trong nếp và thịt gà có tính nóng cao.
  • Rau muống: Tuy không sử dụng đến dao kéo nhưng khi tiêm filler các mô vùng mũi cũng đã tổn thương, ăn rau muống có thể làm vết tiêm xuất hiện sẹo, làm mũi mất tự nhiên, mất thẩm mỹ.
  • Đồ uống có gas, có cồn: Những loại đồ uống này sẽ làm mũi bị nóng lên, dễ bị sưng đỏ và dị ứng.
Không nên uống bia sau khi tiêm filler mũi
Không nên uống bia sau khi tiêm filler mũi
  • Đồ tươi sống: Cần kiêng những món ăn nấu tái hay tươi sống vì khi chưa được làm chín chứa rất nhiều loại vi khuẩn, dễ xâm nhập vào vết thương khi tiêm làm xảy ra những tổn thương nghiêm trọng, kết quả phục hồi của mũi.

Lưu ý: Ngoài những thực phẩm kể trên cần tránh những món chế biến cứng, khó nhai làm cơ miệng hoạt động mạnh, tác động đến kết quả cuối cùng của mũi sau tiêm filler.

Bài chia sẻ từ viện thẩm mỹ Seoul center đã giải đáp thắc mắc “tiêm filler mũi có nặn mụn được không” và cung cấp thông tin kiêng cữ đúng cách hậu làm đẹp. Hy vọng, bạn sẽ bảo vệ được chiếc mũi lý tưởng của mình nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận