banner tháng 6
banner tháng 6
Trang chủ / Tiêm Filler / Tiêm filler môi bị vón cục: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Tiêm filler môi bị vón cục: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục


Đánh giá

Tiêm filler là một trong những phương pháp định hình lại đường nét dáng môi, giúp bạn sở hữu đôi môi căng mọng mà không cần phẫu thuật. Tuy vậy, phương pháp thẩm mỹ này có can thiệp xâm lấn nên vẫn có nguy cơ xảy ra các rủi ro làm đẹp không mong muốn. Một trong số đó là biến chứng tiêm filler môi bị vón cục.

Nguyên nhân tiêm filler bị vón cục

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tiêm filler môi bị vón cục. Phổ biến nhất là những nguyên nhân như sau:

Sử dụng filler kém chất lượng, không nguồn gốc

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng môi bị vón cục sau khi tiêm filler. Khi tiêm vào cơ thể các loại filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và chưa được kiểm chứng về độ an toàn sẽ rất dễ làm da bị kích ứng do không thể thích nghi. Điều này dẫn đến tiêm filler môi bị vón cục, nếu nghiêm trọng hơn còn tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng khác nguy hiểm hơn.

 

Tiêm filler không rõ nguồn gốc là nguyên nhân phổ biến dẫn đến vón cục sau khi tiêm filler
Tiêm filler không rõ nguồn gốc là nguyên nhân phổ biến dẫn đến vón cục sau khi tiêm filler

Tiêm filler quá liều lượng

Thực tế, không phải tiêm filler càng nhiều thì càng đẹp. Ngược lại, tiêm lượng filler vừa đủ sẽ kiến tạo nên nhan sắc tự nhiên và hài hoà với gương mặt. Chưa hết, việc tiêm filler quá nhiều còn khiến cho filler khó có thể thích nghi toàn bộ với cơ thể, dẫn đến tình trạng filler tồn động và hình thành các nốt, cục dưới da môi.

Tiêm sai kỹ thuật

Tay nghề bác sĩ thẩm mỹ quyết định phần lớn không chỉ hiệu quả làm đẹp mà còn cả tỷ lệ dẫn đến rủi ro, biến chứng làm đẹp. Theo đó, nếu người thực hiện tiêm filler có tay nghề yếu kém, tiêm filler môi sai kỹ thuật như: tiêm quá sâu, tiêm quá nông, tiêm phạm vào mạch máu,… sẽ gây nên tình trạng vón cục, nghiêm trọng hơn còn gây ra sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạnh.

Nhiễm trùng

Việc sử dụng thiết bị, dụng cụ tiêm filler chưa đc khử trùng trước hoặc không sát khuẩn làn da trước khi tiêm filler sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm thông qua vết thương hở. Điều này không chỉ khiến filler bị vón cục sau khi được tiêm vào dưới da mà còn tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm khác.

 

Dụng cụ tiêm filler không được khử trùng trước khi sử dụng sẽ gây nên vón cục sau khi tiêm filler
Dụng cụ tiêm filler không được khử trùng trước khi sử dụng sẽ gây nên vón cục sau khi tiêm filler

 

Những dấu hiệu nhận biết tiêm filler môi bị vón cục

Để giúp bạn nhanh chóng điều trị biến chứng tiêm filler môi kịp thời, tránh nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tiêm filler môi bị vón cục:

  • Tình trạng sưng tấy sau khi tiêm filler môi không thuyên giảm sau 2-3 ngày, ngược lại còn sưng to và đau hơn là dấu hiệu đầu tiên của tiêm filler bị vón cục.
  • Tương tự, nếu tình trạng bầm tím ở vị trí tiêm filler không cải thiện sau khoảng 2-3 ngày mà kéo dài hơn 2 tuần là dấu hiệu tiêm filler môi bị vón cục.
  • Tình trạng đau nhức sau khi tiêm filler môi không có dấu hiệu được cải thiện mà ngày càng dữ dội dội hơn là dấu hiệu tiêm filler bị vón cục.
  • Dấu hiệu rõ ràng nhất của việc tiêm filler bị vón cục là nổi những cục cứng trên môi, bạn có thể cảm nhận rõ rệt khi di chuyển môi hoặc dùng tay sờ vào.
  • Khi filler bắt đầu đào thải, không thể thích thi với cơ thể gây nên tình trạng vón cục sẽ có biểu hiện đỏ sẫm hoặc bầm xanh ở môi.
  • Mất cảm giác ở môi, môi sưng cứng là biểu hiện mà bạn cần vô cùng để ý sau khi tiêm filler, đây rất có thể là dấu hiệu filler bị vón cục.

 

Sưng tấy không thuyên giảm sau khi tiêm filler là dấu hiệu bị vón cục dễ nhận biết nhất
Sưng tấy không thuyên giảm sau khi tiêm filler là dấu hiệu bị vón cục dễ nhận biết nhất

 

Tiêm filler môi bị vón cục có nguy hiểm sức khoẻ không?

Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ. Cụ thể, nếu như filler vón cục ở mức độ nhẹ các cục u không quá to cứng và phát hiện nhanh chóng để điều trị kịp thời sẽ không nguy hiểm đến sức khoẻ.

Ngược lại, nếu như tình trạng vón cục sau khi tiêm filler ở mức độ nặng, các cục u to cứng kèm cảm giác đâu và không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng gây nên hoại tử, tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng.

Cách khắc phục tình trạng tiêm filler môi bị vón cục

Khi phát hiện có các dấu hiệu bị vón cục sau khi tiêm filler, bạn cần giữ bình tĩnh liên hệ ngay đến bác sĩ trước để được thăm khám. Lúc này, dựa vào tình trạng và mức độ vón cục của filler mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Thăm khám ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu tiêm filler môi bị vón cục
Thăm khám ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu tiêm filler môi bị vón cục
  • Massage nhẹ nhàng vị trí tiêm filler: Bạn thực hiện các động tác massage từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên tại vị trí filler bị vón cục trên môi để filler tan dần ra. Tuy nhiên, cần lưu ý dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da, đồng thời phương pháp cũng chỉ có thể áp dụng cho trường hợp vón cục nhẹ.
  • Tiêm tan filler: Đây là phương pháp phổ biến nhất để khắc phục tiêm filler môi bị vón cục. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng hoạt chất có chứa một loại enzyme đặc biệt để phá vỡ cấu trúc filler, giúp tan bớt các cục vón cục. Phương pháp này cũng được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn.
  • Tiêm steroid: Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid để giảm viêm và sưng tấy do vón cục filler. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, cần kết hợp với các phương pháp khác để loại bỏ hoàn toàn filler vón cục hoàn toàn.
  • Nạo bỏ filler: Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nạo bỏ filler. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho những trường hợp vón cục nghiêm trọng hoặc filler đã di chuyển sang vị trí khác.

Ngoài ra, thay đổi chế độ chăm sóc và ăn uống khoa học hơn với đầy đủ vitamin, khoáng chất và nước cũng là một cách giúp khắc phục tình trạng tiêm filler bị vón cục hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phương pháp này chỉ hiệu quả với tình trạng filler vón cục ở mức độ nhẹ và được phát hiện ngay.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi tiêm filler

Để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất và hạn chế tối đa các biến chứng sau khi tiêm filler, trong đó có tiêm filler môi bị vón cục bạn cần lưu ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc da sau khi tiêm filler:

  • Hạn chế các hoạt động mạnh, tập thể dục cường độ cao trong ít nhất 2 tuần đầu sau khi tiêm filler để tránh các hoạt động gây va đập mạnh vào vùng tiêm filler môi.
  • Kiêng xông hơi để tránh nhiệt độ cao từ việc xông hơi khiến filler tan chảy. Điều này khiến filler di chuyển sang vị trí khác, gây nên sưng tấy và ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ.
  • Tránh để vùng tiêm filler tiếp xúc với tia UV, luôn thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 và đội nón, khoác áo, khẩu trang,… trước khi ra đường.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho da và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi tiêm filler diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
  • Tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích vì chúng sẽ làm chậm quá trình hồi phục sau khi tiêm filler và tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề tiêm filler môi bị vón cục mà vienthammyseoulcenter.com muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng có thể giúp bạn phòng tránh và nhận biết sớm để điều trị kịp thời tránh gây nên các biến chứng nguy hiểm khác.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận