Theo kinh nghiệm trong dân gian, chị em sau sinh mổ không nên ăn hải sản, trong đó có tôm bởi sẽ bị sẹo lồi. Nhưng một số người vẫn vô tư ăn mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào. Vậy, thật sự sinh mổ ăn tôm có bị sẹo lồi không? Sẹo lồi do đâu?
Giá trị dinh dưỡng của tôm đối với sức khỏe?
Theo Cơ quan Thực phẩm và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), 100 gram tôm sống có chứa khoảng 20 gram protein, 1 gram chất béo và 99 calo năng lượng. Tôm cũng cung cấp nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, B3, B6, B12, C, D và E. Ngoài ra, tôm còn giàu các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magie, kẽm, phốt pho và iốt. Nhờ đó, tôm mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tôm có chứa selen, vitamin B và khoáng chất giúp kích hoạt các enzyme liên quan đến hệ miễn dịch và ngăn ngừa các nhiễm trùng vi khuẩn và virus.
- Bảo vệ tim mạch: Omega-3 trong tôm có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol xấu, viêm và nguy cơ đông máu.
- Cải thiện trí nhớ: Colin trong tôm giúp duy trì hoạt động của não bộ, cải thiện khả năng học tập, nhớ và tập trung. Colin cũng có thể ngăn ngừa sự suy giảm trí tuệ liên quan đến tuổi tác.
- Ngăn ngừa một số bệnh mãn tính: Tôm có chứa astaxanthin, một chất màu tự nhiên có trong vỏ tôm giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, viêm khớp và bệnh Alzheimer.
Tại sao sinh mổ bị sẹo lồi?
Sau khi sinh mổ khoảng vài tháng, một số chị em bị sẹo lồi. Những khối thịt đỏ hồng có kích thước gần giống với kích thước của vết thương. Bề mặt sẹo có độ bóng nhẵn, sờ vào hơi cứng. Lúc sẹo mới hình thành có cảm giác ngứa ngáy, hơi đau rát.
Theo thời gian, sẹo lồi có thể phát triển lan rộng và biến đổi màu sắc đậm hơn, cứng, không còn cảm giác, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng đối với chị em, vùng bụng để lại vết sẹo là một khuyết điểm lớn khiến họ tự ti.
Nguyên nhân bị sẹo lồi là sự tăng sinh về số lượng, trật tự các mô sợi quá mức, cấu trúc lộn xộn. Theo nghiên cứu, sẹo hình thành là do những nguyên nhân thường thấy như sau:
– Người có cơ địa bị sẹo lồi.
– Khâu xử lý vết thương không đúng cách, tác động gây căng cứng hoặc chùng vùng bị thương.
– Khâu ăn uống gián tiếp gây kích ứng khiến vết thương bị sẹo.
Thông thường người da màu có tỷ lệ bị sẹo lồi cao gấp 15 lần so với những người da trắng. Như vậy, nếu cơ địa bị sẹo lồi thì dù có vết thương nhỏ, kiêng cữ kỹ lưỡng vẫn sẽ có nguy cơ cao bị sẹo.
Sinh mổ ăn tôm có bị sẹo lồi không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn tôm không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến chị em sinh mổ bị sẹo lồi. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn căn dặn chúng ta nên kiêng ăn tôm, vì sao?
Như đã nêu trên, sẹo lồi là do sự tăng sinh collagen quá mức. Nhiều chị em sinh mổ bị sẹo thường là do có cơ địa sẹo lồi, vết mổ bị nhiễm trùng do khâu chăm sóc không cẩn thận. Nếu là do những nguyên nhân này thì dù kiêng ăn tôm vẫn bị sẹo lồi.
Ăn tôm có bị sẹo lồi không phụ thuộc vào cơ địa. Trong trường hợp cơ địa bị sẹo lồi, đồng thời có tiền sử bị dị ứng hải sản, ăn tôm sẽ gián tiếp khiến cho vết thương dễ bị kích ứng ngứa ngáy, đỏ tấy khiến cho đường mổ bị sưng viêm để lại sẹo. Do vậy, các bác sĩ luôn dặn dò hậu phẫu không nên ăn tôm để phòng ngừa dị ứng.
Trên thực tế, không phải ai cũng có cơ địa bị sẹo và bị dị ứng với tôm, vẫn có một số người ăn tôm mà không bị sẹo. Chung quy sẹo được hình thành từ trước đó và tôm chỉ chứa những chất khiến vết sẹo thêm nặng hơn.
Lưu ý: Tôm chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể, nhưng cũng đồng thời chứa thành phần protein lạ kích thích cơ thể sản sinh ra chất histamin gây dị ứng. Nhiều trường hợp bị dị ứng không chỉ ngứa ngáy, sưng đỏ vết thương mà còn gây buồn nôn, khó thở nguy hiểm cho tính mạng. Tốt nhất các bạn nên theo dõi kiêng cữ và chú ý đến cơ địa của mình.
Sinh mổ kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Sinh mổ khâu chăm sóc hậu phẫu rất quan trọng, không chỉ đơn giản sinh mổ ăn tôm có bị sẹo lồi không, mà các bạn nên chú ý đến các thực phẩm khác:
- Nhóm hải sản ngoài tôm còn có cua, ốc, mực, ghẹ, các loại cá biển… cũng cần kiêng cữ.
- Thịt gà, thịt bò, thịt trâu, thịt chó…
- Rau muống.
- Thức ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ.
- Nhóm chất kích thích như bia, rượu.
- Cà phê, nước ngọt…
Lưu ý: Vết thương mổ khá dài và sâu nên kiêng những thực phẩm kể trên ít nhất là 1 tháng. Người có cơ địa dữ hãy kiêng lâu cho đến khi da phục hồi, không bị sẹo. Khi đường mổ kéo da non hãy tham khảo sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa sẹo hình thành hoặc nhờ chuyên gia tư vấn cách điều trị sẹo tốt nhất.
Trong quá trình nghỉ dưỡng sinh mổ, các bạn cần tích cực bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể. Không chỉ hỗ trợ lành thương mà còn giúp cho mẹ bầu có đủ sữa cho con bú.
Những thực phẩm dinh dưỡng bao gồm các loại rau xanh, trái cây, thịt heo, cá… có chứa nhiều chất sắt, vitamin A, B12, C, acid folic để giúp tăng cường tái tạo tế bào. Mỗi ngày uống đủ nước, bổ sung các loại nước ép trái cây cho cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Những món ăn tốt cho người sinh mổ như: Gà ác hầm thuốc bắc, canh xương heo hầm bí đao, canh rau ngót thịt băm, đậu hũ sốt cà chua, canh mướp với thịt…
Những lưu ý quan trọng khi ăn tôm cho mẹ sau sinh
Mặc dù đã có được đáp án rõ ràng cho câu hỏi sinh mổ ăn tôm có bị sẹo lồi không, nhưng do thực phẩm này có nhiều dinh dưỡng nên các mẹ vẫn muốn cho vào thực đơn. Vậy ăn tôm như thế nào cho đúng và đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý như sau:
- Rửa sạch tôm trước khi chế biến, loại bỏ phần đầu, vỏ, ruột và các bộ phận khác không ăn được. Nên ăn tôm luộc hoặc hấp để giữ được hương vị và dinh dưỡng của tôm.
- Không nên tôm quá nhiều, một ngày chỉ nên ăn từ 100-150g tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
- Ăn kèm với các loại rau xanh, trái cây và nước ép để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Tránh ăn tôm với các thực phẩm khác có tính axit và tính hàn như chanh, cam, dưa hấu hay các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, hành tỏi.
- Ăn tôm vào buổi sáng hoặc trưa để dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Không nên ăn tôm vào buổi tối hay trước khi đi ngủ vì có thể gây khó ngủ, đầy bụng hoặc khó tiêu.
Một số câu hỏi liên quan đến chủ đề sinh mổ có được ăn tôm không?
Ngoài vấn đề sinh mổ ăn tôm có bị sẹo lồi không, chị em cũng nên quan tâm đến những khía cạnh khác để đảm bảo an toàn sau sinh mổ:
Ăn tôm có bị co bóp tử cung không?
Ăn tôm không gây co bóp tử cung. Tôm là một loại thực phẩm giàu protein, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe. Ăn tôm không gây co bóp tử cung mà có thể giúp tử cung co lại nhanh hơn và giảm nguy cơ chảy máu sau sinh.
Sau sinh ăn tôm hùm được không?
Sau sinh có thể ăn tôm hùm, bởi đây là một loại thực phẩm cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, bạn nên ăn với một lượng vừa phải và chế biến đúng cách để tránh gây đầy bụng, khó tiêu. Lưu ý khi chế biến thành các món thanh đạm như hấp, luộc, tránh kết hợp với các gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Viện thẩm mỹ seoul center hi vọng với những thông tin được chia sẻ về chủ đề “sinh mổ ăn tôm có bị sẹo lồi không” đã giúp các chị em bổ sung thêm kiến thức cho mình. Hãy xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh tốt cho việc phục hồi vết thương và tốt cho việc chăm sóc bé!
Xem thêm bài viết liên quan
Bình luận