Trang chủ / Thẩm mỹ mũi / Chuyên gia giải đáp vấn đề sau khi nâng mũi nên làm gì

Chuyên gia giải đáp vấn đề sau khi nâng mũi nên làm gì


Đánh giá

Vấn đề sau khi nâng mũi nên làm gì được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi và gián tiếp tạo nên những vết sẹo lồi, sẹo phì đại. Dưới đây là những chia sẻ chi tiết của chuyên gia Seoul Center giúp bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ vết nâng mũi cho đến khi lành thương hoàn toàn.

Chuyên gia giải đáp vấn đề sau khi nâng mũi nên làm gì?
Chuyên gia giải đáp vấn đề sau khi nâng mũi nên làm gì?

Sau khi nâng mũi nên làm gì? Chế độ chăm sóc sau nâng mũi

Sau nâng mũi bạn sẽ gặp rất nhiều triệu chứng khác nhau như sưng đau, phù nề, tiết dịch, tím tía. Bạn cần bỏ túi những kỹ năng chăm sóc chuẩn y khoa dưới đây để phòng ngừa viêm nhiễm và hạn chế cảm giác khó chịu nơi vùng mũi:

  • Vệ sinh vết thương đúng cách, theo đó trong 24h đầu tiên không được để vết thương tiếp xúc với nước. Trong thời gian 3 – 5 ngày đầu vệ sinh bằng nước muối hoặc các loại dung dịch sát khuẩn do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa để lau chùi vết thương. Khi vệ sinh nên dùng vải mềm, thấm hút nước tốt, không bị đổ bông.
  • Thay băng hằng ngày sau mỗi lần vệ sinh, tránh để vết thương tồn đọng máu, dịch nhầy và mủ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn.
Vệ sinh và thay băng cho vết thương theo chỉ định của bác sĩ
Vệ sinh và thay băng cho vết thương theo chỉ định của bác sĩ
  • Chườm đá trong thời gian 2 ngày đầu tiên, lưu ý nên bọc đá trong túi nhựa, chườm khu vực xung quanh vết mổ tránh cho nước chảy vào vết thương. 4 ngày sau phẫu thuật chuyển sang chườm nóng để tan máu bầm, đồng thời hạn chế những cơn đau nhức do tích tụ máu.
  • Sử dụng thuốc bôi, kháng sinh chống viêm, giảm đau đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Tái khám định kỳ để tiện theo dõi tốc độ phục hồi và chuyển biến của vết thương, tránh để khi có sự cố mới đến gặp bác sĩ sẽ xử lý không kịp.
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp trong thời gian sau phẫu thuật, hạn chế thức khuya căng thẳng, mệt mỏi. Tránh tiếp xúc với nhiều khói bụi, ánh nắng mặt trời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Nên có chế độ nghỉ ngơi khoa học và hợp lý sau nâng mũi
Nên có chế độ nghỉ ngơi khoa học và hợp lý sau nâng mũi

Những thực phẩm nên ăn sau nâng mũi

Một điểm lưu ý quan trọng để trả lời cho câu hỏi sau khi nâng mũi nên làm gì nằm ở chế độ ăn uống. Bạn phải biết cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ dưỡng cụ thể như chuyên gia tư vấn dưới đây:

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A và C

Đây là hai thành tố quan trọng góp phần cung cấp năng lượng, kích thích sản sinh tế bào mới và phòng chống nhiễm khuẩn đặc biệt tốt. Được tìm thấy nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm: rau bina, rau ngót, cải xanh,…; các loại quả mọng, nhóm trái cây: cam, chanh, ổi, kiwi,…; bí đỏ, bí đao, cà rốt, củ dền,…

Nhóm thực phẩm giàu sắt và kẽm

Có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu, tham gia vận chuyển oxy và máu đi nuôi tế bào, kháng viêm, giảm sưng đau hiệu quả. Có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, gan heo, óc heo, những loại dầu thực vật,….

Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng

Bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe miễn dịch giúp vết thương nhanh lành hơn. Được tìm thấy nhiều trong quả hạch, rau họ cải, các loại đậu, ngũ cốc,…

Ngoài ra nên tăng cường bổ sung nước và các loại protein lánh tình để vết thương được phục hồi một cách nhanh nhất.

Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu vitamin, sắt và kẽm
Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu vitamin, sắt và kẽm

Những thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi

Chế độ ăn uống kiêng khem cũng là một điểm đáng lưu ý nếu bạn muốn biết sau khi nâng mũi nên làm gì. Một số gạch đầu dòng dưới đây sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ hình thành sẹo hay viêm nhiễm:

Tránh nhóm thực phẩm gây sẹo lồi

Điển hình với rau muống, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,…Chúng kích thích tăng sinh collagen gây ra sẹo lồi, hình thành sắc tô melanin gây ra sẹo thâm mất thẩm mỹ.

Tránh nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng

Bao gồm hải sản, cá biển, trứng, sữa,… Với hàm lượng đạm cao, nhiều protein lạ có thể khiến cơ thể bị dị ứng gây ra tình trạng mẩn đỏ, sưng đau, tụ mủ, phát ban. Từ đó kéo dài thời gian phục hồi và dễ để lại sẹo khó điều trị.

Tránh nhóm thực phẩm gây đầy hơi, tiêu chảy

Thương là các loại thực phẩm lên men như kim chi, cải chua, cà pháo, mắm tôm… các món ăn đường phố hay các loại thịt đồng: ếch, nhái, cua, cá,….

Tránh nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Chúng sẽ kích thích các phản ứng viêm dưới da, gây tụ mủ, sưng đau, gây đầy hơi khó tiêu.

Nên kiêng nhóm thực phẩm dễ kích thích các phản ứng viêm và gây sẹo
Nên kiêng nhóm thực phẩm dễ kích thích các phản ứng viêm và gây sẹo

Giải đắp thắc mắc về việc chăm sóc nghỉ ngơi sau nâng mũi

Liên quan đến chủ đề sau khi nâng mũi nên làm gì, chuyên gia cũng có trả lời thêm những câu hỏi thường gặp của khách hàng như dưới đây. Theo đó, bạn cần tuân thủ chặt chẽ để vết thương không bị nhiễm khuẩn, cơ thể được phục hồi nhanh nhất:

Sau nâng mũi nên nằm hay nên ngồi?

Nằm hay ngồi sau nâng mũi hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến vết thương. Nên bạn có thể tùy ý lựa chọn sao cho phù hợp với từng thời điểm. Khi nằm nên lưu ý nằm thẳng, không nằm sấp, không đề cánh tay lên vết mổ, không để gối, mền chạm vào vết thương. Tốt nhất nên dùng gối kê lên đầu để tránh cổ bị vẹo sang hai bên khi nghỉ ngơi.

Sau nâng mũi có thể nằm hay ngồi tùy ý
Sau nâng mũi có thể nằm hay ngồi tùy ý

Sau nâng mũi có được vận động, tập thể dục không?

Sau khi nâng mũi nên hạn chế vận động mạnh hay tập thể dục cường độ cao. Thời gian 3 – 5 ngày đầu tiên bạn nên để cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn, bởi cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém nếu vận động mạnh sẽ làm tiêu hao năng lượng. Sau thời gian này bạn có thể đi bộ hoặc kết hợp các bài tập nhẹ nhàng. Lưu ý nên chuẩn bị khăn mềm để lâu mồ hôi, tập xong nên tắm rửa và vẹ sinh sạch sẽ.

Sau nâng mũi nên hạn chế vận động mạnh
Sau nâng mũi nên hạn chế vận động mạnh

Sau nâng mũi bao lâu nên đi tái khám?

7 ngày đầu tiên bạn nên quay lại để bác sĩ kiểm tra vết thương và cắt chỉ, 15 ngày quay lại một lần và định kỳ 30 – 60 – 90 ngày. Một số trường hợp vết thương có tính chất phức tạp hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.

Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên theo dõi vết thương xem có triệu chứng gì bất thường hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm hay sưng đau nào cần lập tức báo cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

7 ngày đầu tiên nên quay lai để bác sĩ kiểm tra và cắt chỉ
7 ngày đầu tiên nên quay lai để bác sĩ kiểm tra và cắt chỉ

Lưu ý sau khi nâng mũi

Ngoài những hướng dẫn trong chế độ chăm sóc và ăn uống sau phẫu thuật. Bác sĩ cũng có thêm những lưu ý cần thiết dưới đây để bạn có thể an tâm trả lời sau khi nâng mũi nên làm gì để vết thương nhanh lành:

  • Không tự ý bôi thuốc hay sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không đắp những loại mặt nạ tự nhiên, không đưa tay lên cào gãi vết mài khi chưa lành.
  • Khi vết thương có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng báo cáo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Ra ngoài đường nên sử dụng viên uống chống nắng, che chắn cẩn thận để bảo vết vết thương tránh thâm sẹo và nhiễm khuẩn.
  • Thời gian kiêng cử các loại đồ ăn thức uống sẽ theo chỉ định của bác sĩ. Nên đảm bảo đến khi vết thương khép miệng hoàn toàn và không còn nguy cơ xuất hiện các phản ứng viêm nữa.
Bảo vệ vết thương đúng cách để phòng ngừa viêm nhiễm
Bảo vệ vết thương đúng cách để phòng ngừa viêm nhiễm

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc sau khi nâng mũi nên làm gì để phòng ngừa viêm nhiễm và đẩy nhanh tốc độ của vết thương. Hi vọng bạn đã nắm được những lưu ý quan trọng trong cách chăm sóc và dinh dưỡng để sướm đạt được dáng mũi ổn định.

>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận