Trang chủ / Tin tức / Mách bạn cách chườm nóng sau khi nâng mũi hiệu quả tại nhà

Mách bạn cách chườm nóng sau khi nâng mũi hiệu quả tại nhà


5/5 - (1 bình chọn)

Tuy chườm nóng là một liệu pháp phổ thông đơn giản, nhưng không ai phải cũng thực hiện đúng. Đây là phương pháp chăm sóc hậu phẫu có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ. Vì thế, để tránh những biến chứng tiêu cực xảy ra, bạn có thể tìm hiểu cách chườm nóng sau khi nâng mũi qua bài viết sau đây!

Tại sao nên tìm hiểu cách chườm nóng sau khi nâng mũi

Những bác sĩ thẩm mỹ thường cho bạn nhiều lời khuyên về việc chăm sóc hậu phẫu vì đây là công đoạn chiếm đến 30% hiệu quả thẩm mỹ, quyết định ít nhiều đến quá trình hồi phục vết thương nhanh hay chậm.

Do trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã có những tác động nhất định vào vị trí can thiệp, nên khoảng vài giờ sau phẫu thuật, mũi bạn sẽ có dấu hiệu sưng đau hoặc bầm tím. Mặc dù đây là những hiện tượng phổ biến sau khi phẫu thuật, nhưng việc tìm những phương pháp giảm đau, tan máu bầm nhanh chóng sẽ giúp việc sinh hoạt trở nên dễ dàng hơn và xoa dịu tâm lý rất nhiều.

Chườm nóng bằng nước đun sôi để nguội sẽ giúp vết thương nhanh lành
Chườm nóng bằng nước đun sôi để nguội sẽ giúp vết thương nhanh lành

Vì thế, tìm hiểu cách chườm nóng sau khi nâng mũi được hầu hết các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích áp dụng. Biện pháp chườm nóng này nên thực hiện sau khi chườm lạnh khoảng 3 ngày đầu tiên. Chúng sẽ giúp cải thiện đến 80% các triệu chứng khó chịu, tránh nhiễm trùng và đau nhức hiệu quả.

Sau 3 ngày chườm lạnh, bạn áp dụng cách chườm nóng thêm 2 – 3 ngày, khi vết thương dần lạnh, bạn có thể quay trở lại cắt chỉ để nhanh chóng sở hữu dáng mũi mới, xinh đẹp và thon gọn hơn trước.

Sau nâng mũi nên chườm nóng hay lạnh?

Để xác định rõ sau nâng mũi nên chườm nóng hay chườm lạnh, bạn cần dựa vào từng giai đoạn hồi phục của vết thương. Cụ thể mỗi phương pháp giảm đau này được áp dụng như sau:

Chườm lạnh sau khi thực hiện nâng mũi

Chườm đá lạnh là cách để giảm tình trạng vết thương sưng tấy sau khi nâng mũi hiệu quả. Bạn nên áp dụng phương pháp này trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi can thiệp phẫu thuật.

Đá lạnh phải được bọc trong một chiếc khăn mỏng và chườm trong vòng vòng 20 – 30 phút để tránh tổn thương da. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vết thương hở, dễ gây bỏng lạnh, nhiễm trùng.

Chườm nóng hay chườm lạnh đều phải thực hiện đúng giai đoạn, thời điểm
Chườm nóng hay chườm lạnh đều phải thực hiện đúng giai đoạn, thời điểm

Chườm nóng sau khi thực hiện nâng mũi

Phương pháp chườm nóng được áp dụng sau 48 giờ kể từ khi thực hiện nâng mũi để tránh vết thương bị bầm tím, tuần hoàn hoàn máu kém, không hấp thu được chất dinh dưỡng. Bạn dùng một chiếc khăn sạch bọc bên ngoài chai nước nóng rồi chườm lên vết thương vừa thực hiện nâng mũi trong khoảng 20 – 30 phút.

Cho dù thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh đều đem lại hiệu quả tác động tích cực lên vết thương sau khi nâng mũi nếu áp dụng đúng thời điểm. Đây là cách để phát huy tối đa công dụng của các phương pháp chăm sóc hậu phẫu đơn giản này.

Nhiệt độ chườm nóng nên duy trì ở mức 40 – 50 độ C là phù hợp. Bạn cần kiểm tra độ nóng của túi chườm trước khi đặt lên vết thương để tránh tình trạng sốc nhiệt, bỏng rát da gây ảnh hưởng tiêu cực đến dáng mũi.

Cách chườm đá sau khi nâng mũi

Chườm lạnh sau khi tiến hành nâng mũi là phương pháp đơn giản mà ai cũng có thể làm được để giảm tình trạng sưng tấy, định hình dáng mũi sau khi phẫu thuật.

Chườm đá trong giai đoạn đầu mới nâng mũi có tác dụng giảm đau nhức nhanh chóng
Chườm đá trong giai đoạn đầu mới nâng mũi có tác dụng giảm đau nhức nhanh chóng

Hướng dẫn cụ thể cách chườm đá mà bạn nên nắm rõ gồm:

  • Bước 1: Cho đá vào bên trong túi chuyên dụng hoặc bọc bên ngoài đá bằng một chiếc khăn mỏng.
  • Bước 2: Chườm đá lên các vùng da xung quanh mũi, trán, gò má,… Bạn không được để túi chườm ở một vị trí cố định mà cần phải di chuyển liên tục.
  • Bước 3: Tần suất chườm lạnh nên áp dụng 3 – 4 lần/ngày và từ ngày thứ 4 – 5 sau khi nâng mũi, bạn phải chuyển sang chườm nóng để giảm tình trạng vết thương bị bầm tím, gây sẹo lồi kém thẩm mỹ trên da.

Bên cạnh chườm đá, trong 1 – 3 ngày đầu mới thực hiện nâng mũi bạn cần áp dụng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý. Chỉ nên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, vệ sinh thay băng gạc thường xuyên mỗi ngày.

Cách chườm nóng sau khi nâng mũi hiệu quả tại nhà

Do sự chủ quan và không nhiệt tình trong nghề, một số địa chỉ nâng mũi không hướng dẫn cách chườm nóng sau khi nâng mũi đúng đắn. Điều này có thể làm sai phạm trong quá trình áp dụng, dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả thẩm mỹ, có nguy cơ bị nhiễm trùng, biến chứng và lệch dáng mũi.

Bạn nên cẩn thận trong quá trình chườm nóng vì dễ gây nhiều biến chứng
Bạn nên cẩn thận trong quá trình chườm nóng vì dễ gây nhiều biến chứng

Tốt hơn, bạn nên đến thẩm mỹ viện hoặc xem những video để có cách chườm đúng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo những bước sau đây khi áp dụng cách chườm nóng sau khi nâng mũi:

  • Bước 1: Bạn bắc một ấm nước lên bếp và đun cho sôi.
  • Bước 2: Sau đó để cho nước nguội bớt và cho vào túi chườm ấm.
  • Bước 3: Dùng túi chườm nhẹ nhàng lên mũi.
  • Bước 4: Tiếp tục di chuyển đến trán, gò má, môi… các động tác nên di chuyển liên tục, không đặt túi chườm ở 1 vị trí nhất định.

Bạn có thể thực hiện cách chườm nóng sau khi nâng mũi khoảng 4 lần trong ngày, mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút. Đặc biệt nên nhớ chỉ thực hiện chườm nóng khoảng ngày thứ 4 sau nâng mũi bạn nhé. Vào 3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn nên thực hiện chườm lạnh trước, sau đó hẳn chuyển sang chườm nóng.

Bạn nên thực hiện chườm đá trước khi chuyển sang chườm nóng
Bạn nên thực hiện chườm đá trước khi chuyển sang chườm nóng

Những lưu ý trong quá trình chườm nóng

Như đã nóng, những cách chườm nóng sau khi nâng mũi chỉ hiệu quả khi bạn áp dụng đúng. Ngoài việc thực hiện theo từng bước trên, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Không nên sử dụng nguồn nước bẩn, nước không sạch. Ưu tiên sử dụng nước lọc đun sôi để nguội.
  • Túi chườm nóng phải được sát khuẩn sạch sẽ. Không có quá nhiều góc cạnh, chất liệu cứng. Không được để thấm nước phía ngoài vì dễ ngấm vào vết thương trên mũi gây mưng mủ.
  • Trong quá trình đắp tránh dùng lực mạnh gây cọ xát lên vết thương làm ảnh hưởng đến dáng mũi. Vì có thể gây biến dạng hoặc để lại những di chứng khó giải quyết.
  • Quan sát xem mũi có bị ửng đỏ sau khi chườm hay không, có xuất hiện những dấu hiệu đáng nghi ngờ hay không. Nếu có, bạn hãy dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tiếp tục thực hiện.
  • Tránh lạm dụng chườm nóng quá nhiều lần trong ngày làm ảnh hưởng thời gian phục hồi.
Bạn nên kết hợp với chế độ nghỉ dưỡng, bảo vệ mũi đúng cách để vết thương hồi phục nhanh hơn
Bạn nên kết hợp với chế độ nghỉ dưỡng, bảo vệ mũi đúng cách để vết thương hồi phục nhanh hơn

Có thể thấy, dù chỉ là một liệu pháp tưởng chừng đơn giản, ai cũng có thể dễ dàng thực hiện nhưng lại có rất nhiều vấn đề cần lưu ý. Việc bảo vệ cho vết thương, hình dáng mũi cũng giống như bảo vệ sức khỏe của bản thân là điều cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, nếu như bạn không có thời gian để thực hiện những liệu pháp trên, các bác sĩ thẩm mỹ sẽ dựa vào những tình trạng khác nhau và gợi ý cho bạn những cách chăm sóc hoặc phương pháp giảm đau khác nhau.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được cho bạn những thông tin đầy đủ đến cách chườm nóng sau khi nâng mũi, giúp bạn nắm rõ hơn khi thực hiện phương pháp này. Chúc bạn áp dụng thành công, sớm có một dáng mới xinh đẹp như mong đợi nhé!

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận