banner tháng 6
banner tháng 6
Trang chủ / Thẩm mỹ mũi / Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng trong bao lâu sẽ hết

Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng trong bao lâu sẽ hết


Đánh giá

Thông thường, sau khi nâng mũi 2 tháng mũi đã dần ổn định. Tình trạng nâng mũi 3 tháng bị sưng khiến nhiều người lo lắng khi gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu xảy ra hiện tượng này? Có ảnh hưởng gì không và bao lâu sẽ hết? Hãy cùng vienthammiseoulcenter tìm hiểu qua bài viết sau.

Nguyên nhân nâng mũi sau 3 tháng bị sưng không hết

Thông thường mũi đã dần ổn định và bạn có thể sinh hoạt bình thường sau khi nâng mũi khoảng 1 đến 2 tháng. Nếu sau 3 tháng tình trạng sưng đau vẫn tiếp diễn thì có thể do một số nguyên nhân sau:

Tay nghề bác sĩ

Sự thành công của ca nâng mũi được quyết định phần lớn là do tay nghề bác sĩ. Nếu bác sĩ có chuyên môn cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các ca phẫu thuật thì chắc chắn bạn sẽ có một chiếc mũi ưng ý.

Ngược lại, bác sĩ ít kinh nghiệm sẽ dễ mắc sai lầm khi nâng mũi, khiến bạn dễ gặp tình trạng bị sưng bầm sau 3 tháng làm phẫu thuật. Chính vì vậy nên cân nhắc thật kĩ, lựa chọn bác sĩ tay nghề cao cùng thẩm mỹ viện uy tín để tránh xảy ra các tình trạng đáng tiếc không mong muốn.

Nâng mũi sau 3 tháng vẫn bị sưng có thể nguyên nhân do tay nghề bác sĩ
Nâng mũi sau 3 tháng vẫn bị sưng có thể nguyên nhân do tay nghề bác sĩ

Cơ thể không tương thích với chất liệu sụn

Nếu sử dụng sụn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ không an toàn dễ đến tình trạng sưng đau kéo dài. Thậm chí nghiêm trọng hơn là mưng mủ gây nguy hiểm. Trên thị trường hiện nay đang tràn lan rất nhiều loại sụn chưa được Bộ Y tế cấp phép. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu kĩ các cơ sở uy tín, kiểm tra chất liệu sụn nếu có ý định nâng mũi.

Cơ địa mỗi người

Tình trạng mũi sưng đau kéo dài có thể do cơ địa người đó sau phẫu thuật sưng lâu hơn bình thường. Đặc biệt những người sở hữu mũi to, da mũi dày sẽ có nguy cơ sưng đau lâu hơn.

Ngoài ra, người có cơ địa như nhạy cảm, có bệnh lý nền, dễ lên sẹo, lâu lành vết thương thì khả năng phục hồi giảm đau cũng chậm hơn. Vì vậy những người này cần đặc biệt chăm sóc mũi thật kỹ sau khi nâng mũi.

Mũi nhiễm trùng

Mũi bị sưng tấy không thuyên giảm có thể là dấu hiệu mũi bị nhiễm trùng. Nếu chủ quan không thăm khám mà để mũi bị sưng trong nhiều tháng sẽ dễ bị biến chứng như: chảy dịch, chảy máu, sốt, mưng mủ,…  rất nguy hiểm.

Mũi bị sưng lâu không thuyên giảm có thể là dấu hiệu mũi nhiễm trùng
Mũi bị sưng lâu không thuyên giảm có thể là dấu hiệu mũi nhiễm trùng

Vận động mạnh sau nâng mũi

Sau nâng mũi 1 tháng cần chú ý kiêng vận động mạnh do thời gian này mũi chưa ổn định 100%. Phải mất từ 3 đến 6 tháng, thậm chí 1 năm mũi mới ổn định hoàn toàn. Quá trình phục hồi sau nâng mũi cần chú ý hạn chế những tác động đến mũi dù là nhỏ nhất để tránh mũi bị sưng đau kéo dài, ảnh hưởng đến dáng mũi sau này.

Chế độ chăm sóc

Nếu không biết cách chăm sóc, vệ sinh mũi sau nâng đúng cách, dù cơ địa có tốt mũi cũng sẽ bị sưng tấy. Bạn nên chú ý vệ sinh và chăm sóc mũi đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được chủ quan để có dáng mũi như mong muốn.

Ngoài ra, cần kiêng ăn các loại thực phẩm như trứng, hải sản, thịt bò, da gà, đồ nếp, rau muống,… để tránh bị sưng đau vết thương ảnh hưởng đến mũi. Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng không giảm có lẽ do bạn đã không giữ chế độ kiêng khem nghiêm khắc.

Chú ý gì sau nâng mũi 3 tháng bị sưng, bầm tím?

Nếu sau 3 tháng nâng mũi mà vẫn bị sưng đau, bầm tím không thuyên giảm, có thể bạn đã bị biến chứng khi nâng mũi. Bạn cần hết sức lưu ý và nhanh chóng tìm cách khắc phục để tránh dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như: đầu mũi bóng đỏ, lộ sống mũi, mũi bị biến dạng, nhiễm trùng nặng, mưng mủ chảy dịch,…

Dấu hiệu nhận biết mũi đã bị nhiễm trùng như: đầu mũi bóng đỏ, mưng mủ,...
Dấu hiệu nhận biết mũi đã bị nhiễm trùng như: đầu mũi bóng đỏ, mưng mủ,…

Nếu bạn đang bị tình trạng trên hãy tới ngay cơ sở thẩm mỹ viện uy tín để tái khám. Nên lựa chọn các bác sĩ có chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong việc sửa các ca mũi không thành công, giúp bạn khắc phục tình trạng sưng tấy, biến chứng nặng sau nâng mũi.

Làm gì nếu nâng mũi sau 3 tháng bị sưng

Nếu sau khi nâng mũi 3 tháng, mũi vẫn trong tình trạng sưng tấy, bạn nên tới ngay đơn vị thẩm mỹ uy tín gần nhất để thăm khám. Dưới đây là một số cách bạn nên áp dụng để giúp giảm đau tạm thời sau nâng mũi:

Uống thuốc

Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm phù nề, thuốc giảm đau để làm giảm tình trạng sưng đau sau nâng mũi. Vì vậy, để giảm sưng đau nhanh chóng bạn nên uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.

Chườm lạnh

Phương pháp chườm đá lạnh là cách để giảm sưng đau nhanh chóng. Lưu ý không chườm đá trực tiếp để tránh hạn chế tổn thương cho vùng mũi mới phẫu thuật. Bạn nên để đá vào một chiếc khăn mềm rồi áp nhẹ nhàng chườm trong 10 đến 15 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng đá lạnh để chườm giúp giảm sưng sau nâng mũi
Sử dụng đá lạnh để chườm giúp giảm sưng sau nâng mũi

Bổ sung các thực phẩm giàu protein

Sau nâng mũi bạn nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein. Do thời gian này cơ thể đang cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để làm lành vết thương nhanh.

Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn các thực phẩm có chứa nhiều đạm nhưng dễ để lại sẹo, khiến vết thương sưng đau không khỏi như: thịt bò, da gà, hải sản,… Hãy bổ sung các loại protein lành mạnh từ thịt lợn, rau củ quả, các loại hạt,…

Bổ sung nước

Các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể bổ sung nước và giảm sưng đau mũi sau phẫu thuật. Ngoài ra, bện nên bổ sung tăng cường các loại nước từ các loại trái cây như dưa, ổi, táo, cà chua,… để giảm sưng và cải thiện vết thâm nhanh chóng.

Bổ sung vitamin

Cách giảm sưng đau hiệu quả an toàn là sử dụng trực tiếp các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin. Bạn nên bổ sung các loại trái cây như quýt, bưởi, cam, kiwi, cà rốt, sữa đậu nành, khoai lang,… Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin tốt cho việc phục hồi và ổn định vết thương, giúp mũi giảm sưng nhanh lành hơn.

Bổ sung vitamin đầy đủ từ các loại rau củ quả giúp giảm tình trạng sưng đau sau nâng mũi
Bổ sung vitamin đầy đủ từ các loại rau củ quả giúp giảm tình trạng sưng đau sau nâng mũi

Vận động nhẹ nhàng

Bạn nên vận động nhẹ nhàng để tránh sưng tấy sau nâng mũi. Tập các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, tăng lưu thông máu ở vùng mũi, hạn chế máu đông. Lưu ý không thực hiện các bài tập mạnh vì mũi còn yếu dễ bị chấn thương.

Nằm ngửa để ngủ

Nằm ngửa khi ngủ là một trong những cách giúp hạn chế tình trạng sưng mũi sau nâng. Nằm ngửa giúp hạn chế ứ đọng chất lỏng trong khoang mũi, đảm bảo dáng mũi được tự nhiên và chuẩn nhất.

Không chạm vào mũi

Sau khi nâng mũi sẽ thường bị đau và hơi ngứa. Bạn tuyệt đối không nên sờ hay gãi vùng mũi. Hơn nữa, chạm tay thường xuyên vào mũi cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, làm mũi bị nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, thường xuyên chạm hay sờ nắn cũng khiến dáng mũi bị xô lệch.

Chạm hay sờ nắn mũi sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau, nhiễm trùng mũi
Chạm hay sờ nắn mũi sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau, nhiễm trùng mũi

Với những thông tin mà viện thẩm mỹ seoulcenter đưa ra trên đây, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nâng mũi sau 3 tháng bị sưng. Nếu tình trạng bị sưng tấy kéo dài không thuyên giảm, bạn nên tới ngay các cơ sở thẩm mỹ viện uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời. Để tránh bị các biến chứng không mong muốn sau nâng mũi, hãy chọn lựa thật kỹ bác sĩ có tay nghề tốt cùng nơi thẩm mỹ uy tín để làm nếu đang có ý định nâng mũi.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận