Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Thẩm mỹ mũi / Nâng mũi là tiểu phẫu hay đại phẫu? Có ảnh hưởng gì không?

Nâng mũi là tiểu phẫu hay đại phẫu? Có ảnh hưởng gì không?


Đánh giá

Nâng mũi là một phẫu thuật thẩm mỹ có sự can thiệp dao kéo đến khoang mũi nhằm thay đổi hình dạng, kích thước và cấu trúc của mũi. Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản, ít xâm lấn nhưng đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc nâng mũi là tiểu phẫu hay đại phẫu? Hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc của bạn chi tiết nhất.

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ được nhiều chị em ưa chuộng
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ được nhiều chị em ưa chuộng

Nâng mũi là tiểu phẫu hay đại phẫu?

Nâng mũi được phân loại vào nhóm tiểu phẫu gồm nhiều thao tác chỉnh sửa đơn giản, phạm vi xâm lấn hạn chế và thời gian phục hồi nhanh. Thông thường, các bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng sụn tự thân bao gồm: sụn sườn, sụn vách ngăn, sụn tai hoặc các vật liệu nhân tạo như: silicon, ePTFE,… ghép vào sống mũi để tạo ra dáng mũi rõ nét hơn.

Mặc dù nâng mũi không phải là đại phẫu nhưng quá trình thực hiện vẫn đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ chăm sóc phù hợp và kỹ lưỡng sau phẫu thuật để đảm bảo kết quả tốt nhất.

Một số phương pháp nâng mũi không xâm lấn như: tiêm filler hoặc sử dụng chỉ cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ giữ được dáng mũi mong muốn trong một thời gian ngắn.

Nâng mũi là tiểu phẫu với mức độ xâm lấn hạn chế
Nâng mũi là tiểu phẫu với mức độ xâm lấn hạn chế

Các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau bao gồm: nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân, nâng mũi cấu trúc,… Mỗi phương pháp sẽ có độ khó và phương thức thực hiện khác nhau để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể.

Nâng mũi thông thường

Hiện nay, công nghệ y học phát triển với nhiều phương pháp nâng mũi như: nâng mũi Sline/Lline, cấy ghép sụn silicon hoặc tiêm filler. Những phương pháp này tập trung vào việc điều chỉnh chiều cao của sống mũi và làm cho đầu mũi trở nên gọn gàng hơn. Hiểu đơn giản thì bác sĩ sẽ đưa chất liệu nâng mũi vào dọc theo sống mũi, sau đó nắn chỉnh để tạo ra hình dáng như yêu cầu của bệnh nhân.

Phương pháp nâng mũi thông thường sẽ phù hợp với những người đã có dáng mũi thẳng nhưng thấp tẹt và đầu mũi to. Ngoài ra, người có ít khuyết điểm trên mũi, không bị lệch lạc quá nhiều cũng có thể thực hiện.

Ưu điểm:

  • Tốc độ thực hiện nhanh, đơn giản, không đau đớn và thời gian phục hồi ngắn.
  • Khách hàng có thể nhận thấy sự cải thiện ngay sau khi thực hiện và ít phải đối mặt với các phản ứng phụ.
  • Phương pháp ít xâm lấn nên có tỷ lệ thấp dẫn đến biến chứng.

Nhược điểm:

  • Nguy cơ bị bóng đỏ đầu mũi nếu chất liệu sụn không tương thích.
  • Sụn nhân tạo có thể bị lão hóa theo thời gian.
Nâng mũi thông thường bằng sụn silicon
Nâng mũi thông thường bằng sụn silicon

Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là một kỹ thuật phức tạp cho phép điều chỉnh toàn diện dáng mũi bao gồm: phần đầu, trụ và sống mũi. Do đó, bác sĩ thường kết hợp cả hai loại là sụn tự thân và nhân tạo trong quá trình thực hiện để xây dựng cấu trúc mũi vững chắc. Quy trình nâng mũi cấu trúc thường phức tạp hơn nhiều so với nâng mũi thông thường, đòi hỏi sự chính xác và tay nghề cao của bác sĩ.

Phương pháp này thường phù hợp với những người có nhiều khiếm khuyết trên mũi, cần sự can thiệp để điều chỉnh toàn bộ dáng mũi. Đối tượng có thể là những người đã từng nâng mũi nhiều lần nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Ngoài ra, những người bị tổn thương mũi nặng do tai nạn hoặc phẫu thuật trước đó cũng có thể dùng nâng mũi cấu trúc để cải thiện thẩm mỹ.

Ưu điểm:

  • Khắc phục nhiều khuyết điểm cùng một lúc như mũi lệch, mũi to, mũi ngắn, mũi thấp, mũi hếch…
  • Hiệu quả kéo dài từ 10 đến 15 năm mà không gây ra các biến chứng đáng kể.
  • Khách hàng sẽ sở hữu một chiếc mũi đẹp 360 độ, giúp họ tự tin hơn với diện mạo mới.

Nhược điểm:

  • Kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao hơn so với các phương pháp nâng mũi thông thường.
  • Chi phí cao hơn.
Nâng mũi cấu trúc sẽ kết hợp cả sụn nhân tạo và sụn tự thân
Nâng mũi cấu trúc sẽ kết hợp cả sụn nhân tạo và sụn tự thân

Nâng mũi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nâng mũi không gây hại cho sức khỏe nếu các điều kiện sau được đảm bảo:

  • Bác sĩ có kinh nghiệm, kỹ thuật và thao tác chuẩn.
  • Cơ sở sử dụng công nghệ nâng mũi hiện đại.
  • Chất liệu sụn nâng mũi được chọn lựa cẩn thận, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng.
  • Quy trình nâng mũi được thực hiện phải chuẩn y khoa.
  • Bệnh nhân có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.

Bên cạnh đó, vùng mũi sau khi thực hiện tiểu phẫu có thể xuất hiện một số phản ứng như: sưng đỏ, căng tức và đau nhẹ. Những triệu chứng này thường sẽ giảm dần trong khoảng 5 – 7 ngày và không gây ra nguy hại nào nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện nâng mũi tại các cơ sở kém uy tín thì rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra. Các tình trạng: như sưng đau kéo dài, bầm tím nặng, nhiễm trùng và lệch mũi là điển hình trong trường hợp này.

Mũi có thể bị sưng đỏ sau khi thực hiện tiểu phẫu
Mũi có thể bị sưng đỏ sau khi thực hiện tiểu phẫu

Hy vọng qua bài viết viện thẩm mỹ Seoulcenter giúp bạn giải đáp được thắc mắc nâng mũi là tiểu phẫu hay đại phẫu. Mặc dù chỉ là phương pháp đơn giản, nhưng vẫn đòi hỏi bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao. Điều này giúp hạn chế các biến chứng không mong muốn. Đồng thời, bạn cũng cần có một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng hồi phục.

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận