Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Thẩm mỹ mũi / Sau nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu thì mới nên ăn trở lại?

Sau nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu thì mới nên ăn trở lại?


5/5 - (1 bình chọn)

Gạo nếp có thể chế biến ra nhiều món ngon hấp dẫn như xôi chè, bánh chưng… Thế nhưng đối với những ai vừa trải qua nâng mũi thì đồ nếp lại không hề tốt quá trình phục hồi. Trong đó, nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu rất cần được giải đáp để nhiều người có thể kiêng khem đúng cách. Bài viết này sẽ giúp các bạn kiêng cữ đúng cách để có dáng mũi như mong ước.

Nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu?

Các món ngon từ đồ nếp đều có sức hấp dẫn nhất định nhưng với chị em nào vừa nâng mũi thì quả thật thực phẩm này không phải là lựa chọn tốt. Các bác sĩ cũng luôn căn dặn các bạn nên cố gắng kiêng ăn đồ nếp sau nâng mũi. Vậy rốt cuộc sau khi nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu?

Đồ nếp cần kiêng cữ sau khi nâng mũi để tránh bị ảnh hưởng vết thương
Đồ nếp cần kiêng cữ sau khi nâng mũi để tránh bị ảnh hưởng vết thương

Theo các chuyên gia, bạn cần kiêng đồ nếp cho đến khi mũi đã lành và ổn định. Với cơ địa nào nhanh lành thì sau khoảng 1 tháng nâng mũi là có thể ăn uống lại bình thường. Thời gian kiêng khem có thể lâu hơn với những người có cơ địa dữ lâu lành. Vậy lý do gì bạn cần kiêng đồ nếp trong thời gian đó mà không phải là thời gian nào khác? Lời giải đáp sẽ có ở phần nội dung bên dưới!

Tại sao nâng mũi nên kiêng đồ nếp?

Khi đã biết nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu thì bạn cũng cần biết tại sao nên kiêng đồ nếp trong khoảng thời gian đó. Bạn nên đợi cho đến khi vết thương nâng mũi lành hẳn thì mới nên ăn lại các món chế biến từ gạo nếp vì khi nếu ăn thực phẩm này khi còn vết thương hở rất dễ gây nóng, mưng mủ, viêm nhiễm làm vết thương lâu phục hồi và còn tăng khả năng gây sẹo xấu.

Kiêng đồ nếp để tránh mưng mủ làm mũi khó lành
Kiêng đồ nếp để tránh mưng mủ làm mũi khó lành

Những người có cơ địa mau lành thì có khi chỉ cần 3 tuần hay 1 tháng là đã có thể ăn đồ nếp lại. Thế nhưng cũng có một số trường hợp cơ địa dữ cần đến 1-2 tháng mới ăn đồ nếp lại nên các bạn cũng cần chú ý điều này nhé!

Lỡ ăn đồ nếp sau nâng mũi có sao không?

Nếu ăn đồ nếp sau khi nâng mũi sẽ gây nguy cơ mưng mủ, kích ứng ở vết thương hở. Từ đó, khiến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Nếu chẳng may ăn phải đồ nếp, bạn cần uống thật nhiều nước, sử dụng nước ép trái cây càng tốt để tăng cường trao đổi chất, giảm bớt những tác động có hại của đồ nếp tới vết thương.

Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn, hãy đến cơ sở thẩm mỹ hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Lỡ ăn đồ nếp sau nâng mũi cần có biện pháp xử lý phù hợp nhằm tránh biến chứng nguy hiểm
Lỡ ăn đồ nếp sau nâng mũi cần có biện pháp xử lý phù hợp nhằm tránh biến chứng nguy hiểm

Nâng mũi bao lâu được ăn xôi?

Xôi cũng được làm từ gạo nếp có tính nóng nên cần kiêng ăn ít nhất 1 tháng sau khi nâng mũi. Cho đến khi vết thương lành hẳn mới có thể ăn một lượng khoảng 150-200g và chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần/tuần.

Cần chú ý kiêng cữ những gì và nên ăn gì sau khi nâng mũi?

Ngoài băn khoăn nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu đã được giải đáp ở trên, bạn cần kiêng cữ thêm những thực phẩm nào hay các hoạt động nào để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương nâng mũi cũng cần được biết. Dưới đây là một số thực phẩm hàng đầu mà trong bất kỳ ca nâng mũi nào bác sĩ cũng đều căn dặn kỹ càng cho khách hàng:

  • Rau xanh thì giàu vitamin và chất xơ tốt cho sức khỏe nhưng rau muống lại là một ngoại lệ cho những ai trải qua nâng mũi. Vì rau muống gây tăng sinh collagen sẽ làm cho vết thương tăng khả năng bị sẹo lồi, mất thẩm mỹ.
Có nhiều nhóm thực phẩm cần kiêng dù đều là món có giá trị dinh dưỡng cao
Có nhiều nhóm thực phẩm cần kiêng dù đều là món có giá trị dinh dưỡng cao
  • Các thực phẩm dễ gây kích ứng sẽ làm cho vết thương của bạn dễ viêm nhiễm, sưng đau, lâu lành cũng cần kiêng cữ khác như hải sản, thịt gà, thịt vịt, các món ăn chiên xào (gà rán, hải sản nướng…), các chất kích thích (cà phê, bia…), các loại quả có tính nóng (nhãn, vải, sầu riêng…)…
  • Trứng cũng là thực phẩm cần hạn chế ăn vì một số chất có trong trứng có thể làm cho vết thương lành lại bị loang lổ, thâm sạm, mất thẩm mỹ.
  • Nước chấm được xem là linh hồn trong những bữa ăn trong gia đình Việt nên không có gì lạ khi nhiều người có thói quen dùng nước chấm cho các món ăn như nước mắm, mắm nêm, mắm ruốc, muối ớt… thế nhưng chúng lại dễ gây kích ứng, làm cho vết thương lâu hồi phục hơn và kéo dài thêm thời gian để mũi ổn định.

Để bù đắp lại nguồn dinh dưỡng từ các thực phẩm đã kiêng thì các bạn cần chú ý ăn uống khoa học với các thực phẩm giàu vitamin C, A, E, B… từ rau xanh, củ quả như cam, bưởi, dứa, nho, dưa hấu, bơ, cà rốt, cà chua, đậu xanh…

Không chạm tay lên mũi cũng là cách bảo vệ dáng mũi không bị ảnh hưởng
Không chạm tay lên mũi cũng là cách bảo vệ dáng mũi không bị ảnh hưởng

Bên cạnh thực phẩm cần kiêng thì một số hoạt động các bạn cũng cần chú tránh sau khi nâng mũi như các bạn không được lấy tay chạm vào vùng mũi vì có thể gây viêm nhiễm; không tham gia các hoạt động mạnh như gym, đá bóng… có thể gây xô lệch dáng mũi sau nâng; không để nước dính vào vùng vết thương trong thời gian đầu; kiêng quan hệ vì có thể ảnh hưởng đến dáng mũi; kiêng đeo kính vì mũi chưa ổn định có thể ảnh hưởng đến sóng mũi sau khi nâng…

Như vậy, nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu được Viện thẩm mỹ Seoul Center chia sẻ khá đầy đủ trong bài viết. Đồ nếp cần được kiêng cho đến khi mũi lành hẳn vì nó làm tăng nguy cơ mưng mủ, viêm nhiễm cho vết thương. Ngoài đồ nếp thì cũng còn khá nhiều thực phẩm hoặc các hoạt động cần kiêng cữ vì vậy các bạn cần tuân thủ tốt nếu muốn có dáng mũi đẹp. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có ca phẫu thuật nâng mũi với kết quả như ý nhất.

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận