Nâng mũi có được ăn mắm tôm không ? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất hiện nay. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì chúng ta hãy tham khảo qua phần trình bày sau do các chuyên gia tư vấn nhé!
Mắm tôm có giá trị dinh dưỡng ra sao?
Mắm tôm là loại nước chấm được dùng phổ biến hiện nay nhờ vào hương vị thơm ngon, đặc trưng riêng biệt. Chúng ta thường ăn mắm tôm với các loại món ăn như bún đậu mắm tôm, bún riêu, thịt chó, canh cua…

Mắm tôm được làm từ tôm biển được ủ với muối và để lên men trong thời gian dài khoảng 6 tháng. Dưới tác động của nhiều enzyme có trong nội tạng tôm hoặc do vi khuẩn từ bên ngoài tiết ra. Khi lên men dây phân tử protein bị chuyển hóa thành các acid amin.
Thành phần mắm tôm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như giàu DHA, protein và vitamin B. Nếu được sản xuất trong điều kiện đảm bảo nguyên chất thì đây là thực phẩm giúp bổ sung các chất cho cơ thể. Vì thế, ăn mắm tôm không hại gì đến sức khỏe.
Tuy nhiên, đối với người bình thường thì không nên dùng quá nhiều mắm tôm trong ngày bởi có thể gây tiêu chảy, khó tiêu. Vậy người sau khi nâng mũi có được ăn mắm tôm không?
Sau nâng mũi có được ăn mắm tôm không ?
Nâng mũi có được ăn mắm tôm không? Câu trả lời là không. Trước và sau nâng mũi cả cơ thể và làn da đều rất nhạy cảm, chúng cần được bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít các thành phần gây kích ứng. Do đó nếu ăn mắm tôm sau nâng mũi có thể sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Làm gia tăng nguy cơ hình thành thâm sẹo: Dựa theo nhiều nghiên cho thấy trong mắm tôm có chưa thành phần là axit amin tyrosine. Chất này sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành melanin gây sạm da, hình thành các đốm thâm đen mất thẩm mỹ.
- Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn: Trong quá chế biến, mắm tôm dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi sinh vật như E.coli, hay Salmonella. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh thương hàn, nhiễm trùng đường ruột. Các loại vi khuẩn này sẽ theo đường mạch máu tìm đến những vùng da bị tổn thương để gây viêm.
- Gây cảm giác chán ăn: Người sau phẫu thuật nâng mũi cơ thể thường mệt mỏi, chán ăn. Do đó chỉ khuyến khích ăn các thực phẩm thanh đạm, mắm tôm với nồng độ enzyme được lên men cao sẽ có mùi khó chịu gây ra cảm giác buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng.
- Dễ gây dị ứng: Nhất là với người có tiền sử dị ứng với hải sản. Phản ứng nhẹ có thể xuất hiện mẩn đỏ, những nốt mụn mủ liti. Người có phản ứng nặng hơn sẽ phát ban, sưng viêm, chảy dịch vàng lẫn máu, tiềm ẩn nguy cơ hoại tử.

Nâng mũi bao lâu được ăn mắm tôm?
Để đảm bảo an toàn, chuyên gia khuyến khích khách hàng nên kiêng mắm tôm ít nhất 2 – 3 tuần. Đây là thời điểm phản ứng viêm của vết mổ đã kết thúc, quá trình kéo da non và phục hồi thương tổn bắt đầu nên sẽ hạn chế được nguy cơ kích ứng hay viêm nhiễm.
Tuy nhiên với một số trường hợp cơ địa nhạy cảm, người có tiền sử về bệnh tiêu hóa hay dị ứng với hải sản thì cần kiêng mắm tôm lâu hơn. Có những khách hàng phải kiêng trong vòng 2 – 3 tháng. Nhất là khi vết mổ trải qua quá trình xâm lấn sâu và có tính chất phức tạp. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có được gợi ý tốt nhất về thời gian kiêng cử.

Lỡ ăn mắm tôm sau khi nâng mũi phải làm sao?
Trong trường hợp bạn đã lỡ ăn mắm tôm trước khi đọc được bài viết này thì không cũng không cần quá lo lắng. Việc nạp một hàm lượng nhỏ mắm tôm sạch sẽ không đủ làm sinh ra những biến chứng quá nghiêm trọng. Bạn tạm thời ngưng sử dụng, quan sát những phản ứng của vết thương và liên hệ bác sĩ khi có bất thường xảy ra.
Bạn cũng nên súc miệng vệ sinh sạch sẽ răng miệng để mùi mắm tôm không làm ảnh hưởng đến vị giác. Trong trường hợp vết thương đã có những phản ứng viêm, kích ứng, dị ứng cục bộ thì ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để kịp thời xử lý.

Những loại thực phẩm không nên ăn sau khi nâng mũi
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo sau khi phẫu thuật nâng mũi, khách hàng không nên ăn các loại thực phẩm như: Thức ăn cứng khó nhai, thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp… vì sẽ gây sưng viêm, nổi mủ, khiến vùng da lâu lành.

Ngoài ra, cần “kiêng” một số hoạt động như sau:
- Không va chạm, gãi vùng mũi hoặc đè tay có thể làm vết phẫu thuật chảy máu, lệch form.
- Tránh chạm nước sau khi phẫu thuật về nhà, không rửa mặt, xông hơi khoảng 1 tuần. Chỉ vệ sinh bằng nước muối sinh lý để lau xung quanh vùng mũi.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động, đi đứng nhẹ nhàng tránh tác động mạnh đến mũi, không đeo kính khoảng 4 tuần.
Ăn gì để mũi mau lành, chuẩn form?
Ở phần trình bày trên, các chuyên gia đã chia sẻ vấn đề nâng mũi có được ăn mắm tôm không. Nếu đây là món khoái khẩu của bạn thì chúng ta chỉ nên ăn chút ít thôi nhé! Bù lại các bạn hãy dùng nhiều những thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Các loại trái cây, rau củ có thể thúc đẩy tăng sinh mô, tránh được sẹo thâm như cà rốt, cà chua, khoai lang, rau má, gan heo…
- Thực phẩm giàu protein, calo: Các loại thực phẩm hỗ trợ tái tạo mô, bổ sung năng lượng cho cơ thể như thịt, trứng, sữa chua, phô mai, các loại đậu…
- Các loại thức ăn mềm: Sau những ngày đầu phẫu thuật, chúng ta nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo loãng, bột yến mạch, đậu hũ…
- Ăn các loại trái cây: Ăn nhiều trái cây chứa các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn, nhanh lành da như cam, bưởi, dưa đỏ, dâu tây, mận, đu đủ, dứa, chuối, bơ…
- Uống nhiều nước: Bổ sung đầy đủ nước khoảng 2 lít mỗi ngày, uống thêm các loại nước ép từ trái cây, rau củ, sữa đậu nành sẽ hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

Một số câu hỏi liên quan đến nâng mũi ăn mắm tôm được không?
Bên cạnh vấn đề nâng mũi có được ăn mắm tôm không, bác sĩ cùng lưu ý thêm đến khách hàng những kiêng cử đối với các món ăn họ hàng với chúng như bún đậu hay mắm ruốc.
Nâng mũi ăn bún đậu mắm tôm được không?
Sau nâng mũi tốt nhất nên kiêng bún đậu mắm tôm, thời gian cử kéo dài từ 3 – 4 tuần sau phẫu thuật. Bởi chúng có đồng thời rất nhiều những loại nguyên liệu với nguy cơ hình thành sẹo và gây viêm nhiễm cao như: dồi lợn, chả cốm, ruột già, ruột non – nếu không được chế biến sạch tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nhiễm vi khuẩn rất cao.
Nước chấm mắm tôm đi kèm cũng là tác nhân gây ra nhiều biến chứng như đã để cập ở phần trên. Bạn có thể thay thế bằng nước tương cùng vói 3 nguyên liệu chính là bún, đậu và thịt heo. Tuy nhiên chúng sẽ không còn giữ được độ ngon nữa, nên tốt nhất vẫn là nên kiêng cử đến khi vết mổ lành hoàn toàn.

Nâng mũi ăn mắm ruốc được không?
Mắm ruốc cùng cân loại bỏ ra khỏi thực đơn sau nâng mũi, với nguồn nguyên liệu chính là muối và ruốc. Chúng được giới y khoa cảnh báo về khả năng gây kích ứng rất cao.
Thứ nhất là do nguồn nguyên liệu được làm không sạch, quá trình phơi và ủ thành mắm không đảm bảo an toàn sẽ dẫn một nguồn lớn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Hàm lượng muối lớn gây áp lực cho quá trình chuyển hóa chất, làm đứt gãy các liên kết collagen trong cơ thể.
Thời gian kiêng cử nên từ 3 – 4 tuần sau phẫu thuật. Khi chế biến ưu tiên làm chín, dùng để chấm rau hay các món ăn thanh đạm tốt cho sức khỏe.

Nâng mũi ăn mắm nêm được không?
Tương tự như mắm tôm, người sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi không nên ăn mắm nêm. Bởi để tạo ra mắm nêm, người ta cần ướp cá với muối rồi đợi lên men. Chính những thành phần này có thể gây kích ứng cho vết mổ, thậm chí là nhiễm trùng nếu sử dụng nhiều. Ngoài ra, ăn mắm nêm có thể khiến vết mổ lâu lành, dễ hình thành sẹo thâm, sẹo lồi.
Nâng mũi ăn bún mắm được không?
Bún mắm cũng là một thực phẩm cần tránh sau khi nâng mũi bởi trong nguyên liệu có chứa các loại hải sản và mắm. Đây đều là những thực phẩm dễ gây kích ứng và gây mưng mủ cho vết mổ. Từ đó khiến vết thương lâu lành hơn và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.

Nâng mũi có được ăn mắm tôm không? Câu hỏi đã được các chuyên gia giải đáp chi tiết trong phần trình bày trên. Hi vọng các bạn có thể cố gắng thực hiện theo hướng dẫn để mũi nhanh chóng phục hồi và chuẩn dáng đẹp tự nhiên. Nếu còn những điều chưa rõ về việc ăn uống sau khi phẫu thuật thì mọi người đừng ngần ngại liên hệ đến Viện thẩm mỹ Seoul Center để các bác sĩ tư vấn rõ hơn nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
Bình luận