Trang chủ / Tin tức / Nâng mũi có ăn khoai tây được không? – Cần lưu ý những gì

Nâng mũi có ăn khoai tây được không? – Cần lưu ý những gì


5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh yếu tố như tay nghề bác sĩ, công nghệ thực hiện thì sau phẫu thuật nâng mũi, vấn đề chăm sóc hậu phẫu và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không nhỏ trong việc định hình dáng mũi đẹp, quyến rũ cho bạn. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất đó chính là nâng mũi ăn khoai tây được không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin trong bài viết sau nhé!

Sở hữu dáng mũi cao, thanh thoát là mơ ước của nhiều chị em
Sở hữu dáng mũi cao, thanh thoát là mơ ước của nhiều chị em

Nâng mũi có ăn khoai tây được không?

Khoai tây vốn dĩ là loại thực phẩm thông dụng trong bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt, thường được dùng để chế biến nên nhiều món ăn đầy hấp dẫn. Chính vì thế, những ai yêu thích khoai tây mà vừa mới thực hiện nâng mũi xong thường thắc mắc sau khi nâng mũi ăn khoai tây được không?

Bạn cần biết rằng khoai tây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng trong củ khoai tây bao gồm 80% nước, carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin C, magie, photpho, kali… Những chất dinh dưỡng này đều có lợi cho sức khỏe và quá trình phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi, được các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo nên bổ sung để cơ thể đầy đủ dinh dưỡng nhằm giúp quá trình hồi phục sau khi nâng mũi diễn ra thuận lợi.

  • Tinh bột: là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, giúp người nâng mũi có đủ năng lượng để hồi phục sức khỏe.
  • Chất xơ:  giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, một trong những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật.
  • Vitamin C: giúp tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, giúp vết thương nhanh lành.
  • Kali: giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, một biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.

Đặc biệt, trong còn có chứa một loại hợp chất Quercetin, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, hỗ trợ nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi. Vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm dùng khoai tây để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và quá trình hồi phục sau phẫu thuật nhanh hơn nhé!

Nâng mũi ăn khoai tây được không là thắc mắc của nhiều người
Nâng mũi ăn khoai tây được không là thắc mắc của nhiều người

Những lưu ý khi ăn khoai tây sau khi nâng mũi

Vậy là chúng ta đã biết được câu trả lời nâng mũi ăn khoai tây được không rồi. Thế nhưng, bạn đã biết cách lựa chọn, bảo quản và chế biến khoai tây sao cho vừa ngon miệng mà lại vừa đảm bảo sức khỏe sau khi nâng mũi chưa? Nếu chưa thì hãy lưu đến những điều sau:

– Lựa chọn những củ khoai tây còn tươi mới, không bị dập nát, nấm mốc hay mọc mầm. Bởi những loại củ này thường chứa nhiều độc tố, không tốt cho sức khỏe của cơ thể.

– Hãy bảo quản khoai tây ở những nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bởi khoai tây nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại.

– Không nên chế biến khoai tây bằng cách chiên, xào,.. Vì sau khi nâng mũi, bạn nên tránh ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn có thể chế biến khoai tây bằng cách luộc, hấp, nấu canh, súp,…

– Không nên ăn quá nhiều khoai tây mà nên kết hợp với các thực phẩm khác nhằm đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và không gây ngán.

– Không nên ăn vỏ khoai tây vì trong vỏ chứa độc tố solanine, nếu như cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất này có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính.

Cần chú ý chế biến khoai tây đúng cách
Cần chú ý chế biến khoai tây đúng cách

Ngoài khoai tây, nên ăn gì sau khi nâng mũi?

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề sau khi nâng mũi ăn khoai tây được không thì bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Điều này sẽ giúp vết thương nhanh lành, đồng thời giúp mũi hình thành form dáng nhanh chóng hơn.

– Rau củ quả: Các loại rau củ quả như khoai lang, cà rốt, ớt chuông, bắp cải, bông cải, rau mầm,… sẽ giúp bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất và carbohydrate lành mạnh cho cơ thể.

– Rau có màu xanh đậm: Những loại rau này thường chứa nhiều vitamin A, C, E, K,… rất cần cho quá trình đông máu. Bạn có thể tìm thấy các vitamin này có trong các loại rau như rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn, mù tạt xanh,…

– Các loại quả mọng: Việt quất, mâm xôi, dâu tây, nho,… là những loại quả mọng tốt cho quá trình hình thành da non và làm liền sẹo mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.

– Các loại cá béo: Cá thu, cá hồi, cá ngừ,… là những thực phẩm bạn nên bổ sung sau nâng mũi. Bởi sẽ giúp cung cấp hàm lượng protein vừa phải, giúp cơ thể mau hồi phục, đồng thời còn giúp kích thích tổng hợp collagen – thành phần quan trọng trong quá trình lành thương cũng như ổn định cấu trúc mũi.

– Các loại ngũ cốc: Bạn nên bổ sung các loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đỏ, yến mạch, gạo lứt,… để giúp vết thương mau hồi phục và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng nhóm thực phẩm từ nếp để tránh tình trạng vết thương bị mưng mủ, nhiễm trùng,…

– Uống đủ nước: Cơ thể sau khi nâng mũi thường rất dễ mất nước do mũi tăng tiết dịch. Vi thế bạn nên bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy vết thương nhanh lành, đồng thời giúp giảm hiện tượng mũi bị sưng đỏ, nóng rát. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ép trái cây để bù nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây sau khi nâng mũi
Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây sau khi nâng mũi

Bài viết đã giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn khoai tây được không và đề cập đến một số thực phẩm cần bổ sung sau khi nâng mũi. Hy vọng qua những thông tin trên của VTM Seoul Center, bạn đã có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học để giúp mũi mau lành và lên form đẹp, đúng chuẩn nhé.

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận