Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Thẩm mỹ mũi / Nâng mũi bị hở vết thương phải làm gì? Có nguy hiểm không?

Nâng mũi bị hở vết thương phải làm gì? Có nguy hiểm không?


Đánh giá

Nâng mũi là phương pháp tân trang nhan sắc được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, với kỹ thuật thực hiện có xâm lấn, nâng mũi vẫn có thể dẫn đến các biến chứng thẩm mỹ không mong muốn. Vậy trong trường hợp nâng mũi bị hở vết thương cần làm gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng vienthammyseoulcenter.com tìm hiểu qua bài viết sau.

Nâng mũi bị hở vết thương là gì?

Nâng mũi bị vết thương hở là tình trạng da mũi bị thủng, dẫn đến sụn mũi lòi ra bên ngoài hoặc vết khâu không kỹ lưỡng dẫn đến hở vết thương ở vị trí đường rạch nâng mũi.

 

Nâng mũi bị vết thương hở là tình trạng da mũi bị thủng nhìn thấy sụn
Nâng mũi bị vết thương hở là tình trạng da mũi bị thủng nhìn thấy sụn

 

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến biến chứng nâng mũi bị vết thương hở. Tuy nhiên, phần lớn là do nguyên nhân nâng mũi tại cơ sở làm đẹp kém chất lượng, bác sĩ có kỹ thuật yếu kém và sử dụng sụn nâng mũi không rõ nguồn gốc.

Nguyên nhân dẫn đến nâng mũi bị hở vết thương

Cụ thể hơn, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nâng mũi bị hở vết thương:

  • Trường hợp bác sĩ khâu đóng vết thương sau khi nâng mũi không kỹ cũng để khiến mũi bị hở vết thương, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Bác sĩ nâng mũi không đúng kỹ thuật sẽ dễ khiến sụn bị tụt, gây nên biến chứng hở vết thương sau khi nâng mũi.
  • Sử dụng sụn nâng mũi kém chất lượng khiến cơ thể không thể tương thích, dẫn đến tình trạng đào thải, tụt sụn và hở vết thương.
  • Khách hàng không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu, va chạm mạnh sau khi nâng mũi cũng là nguyên nhân khiến vết khâu bị bung hoặc tụt sống mũi dẫn đến hở vết thương.

Nâng mũi bị hở vết thương có nguy hiểm không?

Nâng mũi bị hở vết thương có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ và thời gian xử lý biến chứng. Theo đó:

 

Nâng mũi bị hở vết thương có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương
Nâng mũi bị hở vết thương có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương

 

  • Mức độ thấp, phát hiện sớm: Lúc này vết thương sẽ bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, đồng thời ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ như mũi bị lệch, biến dạng và tụt sụn.
  • Mức độ cao, điều trị trễ: Lúc này, sụn mũi là lòi hẳn khỏi bên ngoài, vết thương đã bị nhiễm trùng nặng nề nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử, nguy hiểm đến tính mạng.

Phải làm gì khi nâng mũi bị hở vết thương?

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của biến chứng hở vết thương sau khi nâng mũi như: bóng đỏ đầu mũi/ sống mũi, tụt sụn, thấy sụn trắng dưới đầu mũi, đầu mũi sưng đỏ/ tím bầm,… bạn cần liên hệ ngay đến bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Trong trường hợp phát triển trễ hơn như khi sụn đã tụt, nhìn thấy rõ sụn mũi lòi ra bên ngoài. Lúc này bạn cần bình tĩnh, liên hệ và đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị, không nên tự xử lý tại nhà.

 Liên hệ ngay với bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu nâng mũi bị hở vết thương

Liên hệ ngay với bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu nâng mũi bị hở vết thương
  • Đối với trường hợp vết thương hở nhẹ: Các bác sĩ chỉ cần khâu lại vết thương hoặc thay đổi/ điều chỉnh lại chất liệu sụn mũi và vị trí sụn.
  • Đối với trường hợp vết thương nặng: Bác sĩ cần can thiệp phẫu thuật toàn bộ lại cấu trúc mũi để lấy sụn khỏi mũi và bạn cần mất ít nhất 4-6 tháng để có thể tái thẩm mỹ dáng mũi mới

Những lưu ý chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật

Để tránh xảy ra tình trạng nâng mũi bị vết thương hở hoặc các rủi ro thẩm mỹ không mong muốn khác, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng chế độ chăm sóc hậu phẫu đúng cách như sau:

 Không để vùng da mũi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Không để vùng da mũi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Vệ sinh thường xuyên vùng nâng mũi bằng nước muối sinh lý và tăm bông.
  • Không để vết thương mũi bị ẩm ướt vì đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không để nước chạm vào vết thương trong vòng 2-3 ngày sau khi nâng mũi.
  • Tránh để mũi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi nâng mũi trong vòng 1 tuần.
  • Không tác động lực đen mũi sau khi nâng dù là lực nhẹ như sờ, chạm hoặc gãi.
  • Không đeo mắt kính để tránh tạo áp lực lên vùng mũi trong vòng 1-2 tháng.
  • Khi đi ngủ, bạn cần luôn nhớ phải ngủ ở tư thế nằm ngửa, không nằm sấp hoặc nằm nghiêng sẽ khiến sụn bị tụt sụn.
  • Không vận động mạnh, tập thể thao cường độ cao sau khi nâng mũi trong vòng 3 tháng.
  • Hạn chế việc trang điểm sau khi nâng mũi trong khoảng ít nhất từ 7-10 ngày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề nâng mũi bị hở vết thương muốn chia sẻ đến bạn. Viện thẩm mỹ seoulcenter hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc nhận biết sớm được dấu hiệu bị hở vết thương sau khi nâng mũi để có phương pháp điều trị kịp thời. Cũng như, giúp bạn xây dựng chế độ chăm sóc hậu phẫu tốt hơn để tránh các biến chứng thẩm mỹ không mong muốn.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận