Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Thẩm mỹ mũi / Nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi? Một số lưu ý

Nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi? Một số lưu ý


Đánh giá

Sau khi nâng mũi, bạn cần phải tuân thủ một số quy tắc chăm sóc để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và an toàn. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc cho đúng cách dẫn đến có nhiều thắc mắc như nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi. Để làm rõ hơn vấn đề này, trong bài viết hôm nay chuyên gia thẩm mỹ sẽ cũng như cung cấp cho bạn một số lưu ý quan trọng.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi đúng cách và khoa học
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi đúng cách và khoa học

Quy trình hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi

Sau khi nâng mũi, bạn sẽ được băng bó mũi và đặt một miếng tampon bên trong mũi để ngăn máu chảy ra và giữ cho mũi không bị biến dạng. Bạn cần phải giữ nguyên tình trạng này trong khoảng 3 đến 5 ngày đầu tiên, tùy theo tình trạng của mũi và sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian này, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh, nâng vật nặng, uống rượu, hút thuốc, tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Sau khi miếng gạc được tháo ra, bạn sẽ thấy mũi của mình vẫn có dấu hiệu sưng nhẹ, bầm tím và hơi đau nhức ở phần đầu mũi. Đây là những biểu hiện bình thường của quá trình hồi phục, và sẽ dần biến mất trong vòng 2 đến 3 tuần.

Từ tuần thứ 4 trở đi mũi sẽ không còn tình trạng bầm tím và sưng đau, form mũi dần đi vào ổn định và lúc này có thể sinh hoạt và ăn uống lại bình thường trừ một số loại thức ăn đặc biệt cần kiêng cữ theo chỉ định của chuyên gia.

Thời gian 3 - 5 ngày đầu tiên mũi sẽ có tình trạng sưng đau
Thời gian 3 – 5 ngày đầu tiên mũi sẽ có tình trạng sưng đau

Nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi?

Ngoáy mũi sau khi nâng mũi có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến mô mềm, cấu trúc sụn và chức năng khứu giác. Do đó, chuyên gia khuyên rằng bạn nên tránh ngoáy mũi ít nhất 2- 3 tuần trong vòng 2 tháng sau khi nâng mũi. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mũi của bạn lành hẳn và hồi phục hoàn toàn và ổn định. Nhiều trường hợp phải kiêng cữ lâu hơn nếu ca phẫu thuật có tính chất phức tạp và cấu trúc mũi chưa ổn định hoàn toàn.

Nguy cơ và hậu quả của việc ngoáy mũi quá sớm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngoáy mũi quá sớm là nguyên nhân chính gây ra những tổn thương cục bộ và ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của mũi. Dưới đây là những nguy cơ và hậu quả có thể gặp phải nếu ngoáy mũi sớm:

  • Nhiễm trùng: Ngoáy mũi quá mạnh hoặc không cẩn thận có thể làm rách da phần da mỏng bảo vệ thành mũi, gây chảy máu trong và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang mũi và nội do. Tình trạng nhiễm trùng sẽ lan đến hầu họng và hốc mũi làm mất chức năng khứu giác, thậm chí là hoại tử da.
  • Biến dạng: Ngoáy mũi có thể làm thay đổi hình dạng của sống mũi, gây ra biến dạng như lệch sống mũi, sưng viêm đầu mũi, lộ đầu sụn,…
  • Chảy máu: Ngoáy mũi quá mạnh có thể làm tổn thương dẫn đến chảy các mạch máu trong mũi. Chảy máu có thể kéo dài và dẫn đến khó kiểm soát
  • Tổn thương cơ cấu trúc mũi: Ngoáy mũi cũng có thể làm tổn thương các cơ ở trong và ngoài mũi, gây ra mũi lệch, vẹo, gồ ghề hoặc co rút, giãn mao mạch,… Tổn thương cơ có thể gây ra khô mũi, sổ mũi hoặc ngạt mũi.
Ngoáy mũi sau phẫu thuật có thể gây biến dạng hoặc nhiễm trùng
Ngoáy mũi sau phẫu thuật có thể gây biến dạng hoặc nhiễm trùng

Những lưu ý quan trọng sau nâng mũi

Kết quả nâng mũi được quyết định không chỉ bởi tay nghề bác sĩ mà còn đến từ chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Trong đó, khách hàng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc hẫu phẫu để vết thương được phục hồi nhanh chóng và tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Lưu ý về chăm sóc sau khi nâng mũi

Ngoài quan tâm đến vấn đề nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi, bạn cần quan tâm đến cách chăm sóc dáng mũi sau nâng theo các lưu ý sau:

  • Vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ các dịch tiết, máu khô và vi khuẩn trong mũi, ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường quá trình lành vết thương.
  • Tránh chạm hoặc gãi mũi, đặc biệt là vùng da vừa phẫu thuật. Cần tránh va đập hay tạo áp lực lên thành mũi, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc nguồn nhiệt cao.
  • Nằm ngửa với gối cao để giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng sưng tấy và đau nhức. Bạn không nên ngủ nằm sấp hoặc ngủ nghiêng để tránh làm biến dạng mũi. Bạn cũng nên thay đổi tư thế ngủ thường xuyên để giảm áp lực lên mũi.
  • Tuân thủ đầy đủ các chỉ định của bác sĩ về việc uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc chống dị ứng. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc khác không được bác sĩ cho phép, như thuốc giảm cân, thuốc tránh thai hoặc thuốc có chứa aspirin.
Vệ sinh mũi đúng cách theo chỉ định của bác sĩ
Vệ sinh mũi đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt

Những lưu ý trong cách ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục vết thương sau nâng mũi và giúp bạn sớm được ngoáy mũi:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C, protein và collagen để hỗ trợ quá trình phục hồi da và mô.
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm cho da và cơ thể, tăng cường tái tạo da
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, khó tiêu hoặc gây dị ứng. Bạn cũng không nên ăn các món ăn có hương liệu mạnh như tỏi, hành, ớt hay cá kho tộ, vì chúng có thể kích thích tiết dịch trong mũi và gây khó chịu.
  • Kiêng rượu bia và các loại đồ uống có ga hoặc cafein vì chúng có thể làm giãn máu và gây chảy máu trong mũi. Không hút thuốc lá vì chúng có thể làm suy giảm miễn dịch và làm chậm quá trình lành vết thương.
  • Hạn chế các hoạt động nặng nhọc, như chạy bộ, nhảy dây, tập thể dục hoặc quan hệ tình dục trong ít nhất 2 tuần sau khi nâng mũi. Bạn cũng nên tránh các hoạt động có thể làm tăng áp suất trong mũi, như hắt hơi, khạc nhổ, nghịch mũi hoặc bơi lội.
Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng

Hi vọng thông qua bài viết viện thẩm mỹ seoulcenter này bạn đã trả lời được câu hỏi nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi cũng như biết cách chăm sóc vết mổ đúng cách sau phẫu thuật. Lưu ý phải sử dụng thuốc và sinh hoạt theo đúng chỉ định của bác sĩ để vết thương được phục hồi nhanh chóng.

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận