Ngoài tay nghề của bác sĩ và công nghệ áp dụng, chị em sau khi nâng mũi cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nhằm giúp mũi hồi phục nhanh hơn. Một trong những câu hỏi phổ biến là nâng mũi ăn giá đỗ được không? Hãy cùng Seoul Center tìm hiểu thêm.
Nâng mũi ăn giá đỗ được không?
Sau khi nâng mũi, bạn có thể ăn giá đỗ mà không cần lo lắng xuất hiện các biến chứng. Giá đỗ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi nâng mũi.
Khi ăn giá đỗ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Giàu vitamin và khoáng chất: Giá đỗ chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate, kali, magie,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Chất chống oxy hóa: Giá đỗ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của môi trường và giảm nguy cơ lão hóa.
- Chất xơ: Giá đỗ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng.
- Ít calo: Giá đỗ là thực phẩm ít calo, phù hợp với những người đang trong quá trình giảm cân hoặc theo dõi chế độ ăn uống lành mạnh.
Khi ăn giá đỗ nên chú ý điều gì?
Như đã chia sẻ, giá đỗ là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Chị em nâng mũi có thể ăn giá đỗ để làm phong phú nguồn dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý một số điều sau khi chế biến:
- Không xào giá đỗ cùng các loại thực phẩm gây kích ứng: Không ít người thường nấu giá đỗ cùng thịt bò, thịt gà. Đây là loại thực phẩm dễ gây kích ứng và hình thành sẹo cho vết thương.
- Không ăn giá đỗ sống hoặc nấu quá chín: Chúng ta không thể hấp thụ tối đa lượng vitamin C nếu ăn giá đỗ sống hoặc quá chín. Tốt nhất, bạn hãy rửa thật sạch giá đỗ và trụng sơ qua nước sôi.
- Không ăn giá đỗ khi bụng đói: Trong Đông y, giá đỗ có tinh hàn và có tác dụng thanh nhiệt. Tuy nhiên một số bạn thường xuyên bị chân tay lạnh, bụng yếu thì không nên ăn giá đỗ khi đói. Loại thực phẩm này rất có khả năng gây ra tình trạng tụt huyết áp, hạ thân nhiệt hoặc bủn rủn chân tay.
- Tìm mua các loại giá đỗ sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Bạn hãy cẩn trọng vì hiện nay có rất nhiều loại giá đỗ dùng thuốc kích thích tăng trưởng, không có nhiều dinh dưỡng và dễ khiến bạn ngộ độc thực phẩm.
Ngoài giá đỗ, nên ăn các loại rau gì để hồi phục vết thương?
Sau khi biết nâng mũi ăn giá đỗ được không, bạn cũng cần tìm hiểu và cung cấp thêm cho cơ thể nhiều loại rau xanh khác nhau, nhằm thúc đẩy và hỗ trợ cho quá trình hồi phục vết thương. Cụ thể như:
Các loại rau cải
Một số loại như cải như cải xanh, cải bẹ, cải ngọt, cải thảo là những loại thực phẩm có chứa vitamin A, C phù hợp cho người có vết thương hở trên cơ thể. Các loại rau này được xem là chất chống oxy hóa tốt và góp phần hạn chế tình trạng sẹo xấu.
Các dưỡng chất khác như A, B, K, axit nicotic, catoten, abumin… trong cải tốt cho sức khỏe nên các loại rau này còn được gọi là nguồn vitamin thiên nhiên. Ngoài việc hỗ trợ quá trình hồi phục mũi, tránh để lại sẹo xấu, các loại rau cải còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Khoai tây
Trong khoai tây chứa rất nhiều nước, đặc biệt không có chất béo nên cực kỳ phù hợp cho chị em vừa thực hiện nâng mũi. Loại thực phẩm này có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và chống viêm cực tốt.
Kali và vitamin B6 của khoai tây có khả năng thúc đẩy sự chuyển hóa của tế bào hồng cầu, giúp quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng, hạn chế sự phát triển của các sợi collagen đứt gãy gây sẹo lồi.
Đậu que
Đậu que chứa nhiều vitamin cần thiết và các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Do đó chúng rất thích hợp với những người mới nâng mũi. Ăn đậu que giúp vết thương mau lành, thúc đẩy tái tạo mô da và hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm, hình thành sẹo xấu.
Bên cạnh đó, chất xơ có trong đậu que cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đậu mềm, dễ tiêu hóa nên khi ăn, các bạn không cần vận động cơ hàm quá nhiều, nhờ đó vết thương và dáng mũi sau nâng cũng không bị ảnh hưởng. Nói chung, đây là món ăn được nhiều bác sĩ khuyến khích nên ăn sau khi nâng mũi.
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều vitamin A, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và mô, hỗ trợ quá trình lành thương. Cà rốt cũng chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của môi trường và giảm nguy cơ lão hóa.
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin A, C, E, beta-carotene, kali, mangan,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khoai lang cũng chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của môi trường và giảm nguy cơ lão hóa.
Đó là giải đáp cho câu hỏi nâng mũi ăn giá đỗ được không ? Cùng với đó là những loại rau nên ăn trong suốt quá trình hồi phục và cách chăm sóc. Mong rằng một số chia sẻ trên của viện thẩm mỹ Seoul Center sẽ giúp các bạn có kiến thức cần thiết. Với những ai có nhu cầu nâng mũi cải thiện khuyết điểm, vui lòng liên hệ với Seoul Center để được hỗ trợ sớm nhất.
Xem thêm bài viết liên quan
Bình luận