Trong những năm gần đây, nền công nghiệp thẩm mỹ phát triển kéo theo đó là nhiều dịch vụ làm đẹp hiện đại ra đời. Nổi bật nhất là nâng mũi S line rồi đến L line, tất cả đều tạo nên một cơn sốt. Nhưng không biết mũi S line và L line khác nhau ra sao và nên lựa chọn thế nào? Hãy xem phần trình bày dưới đây để biết bạn nhé!
Phân biệt giữa mũi S line và L line
Cả 2 dáng mũi đều là tái cấu trúc để loại bỏ chiếc mũi thấp, tẹt xấu xí. Thế nhưng, lựa chọn dáng mũi nào cho phù hợp thì còn phụ thuộc vào nhu cầu, khuôn mặt của mỗi người.
Mũi S line và L line có sự khác biệt về hình dáng và độ dài. Cụ thể, mũi S line có đặc điểm như sau:
– Độ dài của chiếc mũi bằng 1/3 chiều dài khuôn mặt.
– Phần cánh mũi có độ rộng bằng giữa 2 khóe mắt.
– Góc ở sống mũi và giữa chân mày khoảng 120 – 130 độ.
– Góc giao giữa môi trên chân mũi với chóp mũi khoảng 85 – 90 độ.
Khi nhìn nghiêng sống mũi có dáng chữ S, đường cong có phần mềm mại, cân đối phù hợp với khuôn mặt của người Á Đông. Nhìn từ dưới lên, phần chân mũi có hình chữ A, lỗ mũi giống như 2 “hạt chanh” cân đối. Dáng mũi S line mang phong cách nữ tính, thân thiện, phúc hậu.
Dáng mũi L line có đặc điểm như sau:
– Góc mũi với trán khoảng 140 – 150 độ.
– Góc giữa môi trên với chân mũi và chóp mũi khoảng 90 – 105 độ.
– Độ rộng cánh mũi bằng khoảng cách 2 khóe mắt trong.
Khi nhìn nghiêng dáng mũi L line cao thẳng, chiếc mũi thon dài, có đặc điểm lai Tây, trông góc cạnh, mạnh mẽ và sang trọng. Chính vì vậy mà mũi L line thích hợp với nam giới nhiều hơn.
Ưu điểm và những hạn chế của nâng mũi S line và L line
Đặc điểm của Mũi S line
Mũi S line và L line đều có những ưu điểm và mặt hạn chế riêng. Cụ thể, nâng mũi S line cho bạn dáng mũi cao tự nhiên, phần điểm nhấn nằm ở chỗ tạo dựng lại đầu mũi, kéo dài bằng sụn tự thân giúp thon gọn, dựng cao đầu mũi ra dáng chữ A.
Phương pháp có độ an toàn cao, dùng sụn tự thân là chủ yếu nên hạn chế những biến chứng dị ứng chất liệu sụn, bóng đỏ, lộ sóng. Đặc điểm sụn tự thân lại có độ mềm mại, sau khi cấy ghép sẽ tiếp tục nuôi dưỡng tương thích với cơ thể cho hiệu quả làm đẹp lâu dài.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của nâng mũi S line là có xâm lấn đến mô nên sẽ ê đau nhẹ, phương pháp đa phần phù hợp với nữ giới. Đồng thời phương pháp chỉ khắc phục được các khuyết điểm như mũi thấp, tẹt, mũi ngắn… những trường hợp mũi bị hếch, gồ thì phải kết hợp xử lý với phương pháp khác.
Đặc điểm của Mũi L line
Ưu điểm tuyệt vời của nâng mũi dáng L line là can thiệp toàn diện phần sống mũi, đầu mũi và trụ mũi. Khắc phục hoàn toàn khuyết điểm để tái cấu trúc ra dáng mũi mới cao vuốt, thẳng tắp, mang vẻ đẹp hiện đại, sang chảnh.
Dáng mũi đạt chuẩn tỷ lệ vàng, thanh tú, cá tính tạo sự cân đối hai bên cánh mũi, lỗ mũi không bị lộ rõ. Phương pháp sử dụng chất liệu sụn tự thân và sụn nhân tạo để tái tạo hoàn hảo dáng mũi mới. Sau khi thực hiện phục hồi rất nhanh, hiệu quả duy trì bền lâu.
Nhưng do chỉnh sửa cả cấu trúc mũi nên thời gian sẽ lâu hơn nâng mũi S line. Bên cạnh đó, dáng mũi cao L line rất cá tính nên phù hợp với một số dáng mặt nhất định. Đặc biệt với độ cao bay nên phải chăm sóc cẩn thận tránh va đập, tai nạn.
Nên nâng mũi S line hay L line mới đẹp?
Việc lựa chọn nâng mũi S line và L line đều có những ưu điểm riêng. Các bạn có thể căn cứ vào dáng mặt của mình để chọn lựa thích hợp, chẳng hạn như:
– Mặt vuông: Dáng mặt này phù hợp với cả mũi S line hay L line đều sẽ giúp cho khuôn mặt đỡ góc cạnh.
– Mặt dài: Chọn dáng mũi S Line sẽ giúp cho khuôn mặt cân đối, hài hòa hơn.
– Mặt trái tim: Chọn dáng S line sẽ giúp gương mặt tự nhiên, hiền hòa.
– Mặt nhọn: Dáng mũi S Line cao hay L Line cũng đều mang đến nét vừa vặn cho khuôn mặt.
– Mặt tròn: Gò má cao nên chọn S line sẽ giúp mặt thanh tú, tự nhiên.
– Mặt trái xoan: Gương mặt này vốn dĩ đã đẹp, lại nhỏ nhắn nên chọn dáng mũi S line càng giúp tự nhiên, mềm mại hơn.
Dù là lựa chọn nâng mũi S line và L line thì các bạn cũng nên lưu ý trong việc lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ. Bởi tạo hình chiếc mũi mới cần kết hợp nhiều kỹ thuật phức tạp đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải khéo léo mới chỉnh sửa được khuyết điểm. Đặc biệt là không làm lộ sóng, biến chứng nguy hiểm.
Bình luận