Trang chủ / Tin tức / Dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức


5/5 - (1 bình chọn)

Khi đã thực hiện những ca thẩm mỹ mũi thì bạn sẽ chẳng bao giờ muốn xuất hiện những dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi đúng không nào? Tuy nhiên trước khi nâng mũi hoặc sau khi nâng mũi bạn phải tìm hiểu về tình trạng trên để có những cách xử lý nhanh chóng và an toàn nhất. Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé!

Dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi là như thế nào?

Dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi có thể nhận biết qua hiện tượng tiết dịch có màu vàng đục và có mùi tanh hôi. Cụ thể, một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn biết được mũi đang gặp vấn đề bất thường:

Mũi bị mưng mủ và có mùi tanh hôi sau khi nâng

Như đã nêu trên, mũi bị mưng mủ sau khi nâng sẽ có dấu hiệu bị nổi mủ xung quanh vết thương, tiết dịch màu vàng đục và có mùi tanh hôi. Mức độ chảy dịch thường xuyên và ngày càng nặng, mũi sẽ dần bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Mũi bị mưng mủ sẽ tiết dịch vàng đục và có mùi tanh hôi khó chịu
Mũi bị mưng mủ sẽ tiết dịch vàng đục và có mùi tanh hôi khó chịu

Mũi có dấu hiệu dần chuyển sang màu đen

Mũi bị mưng mủ và dần chuyển sang màu đen sẫm cho thấy dấu hiệu rất tiêu cực, đây được gọi là giai đoạn tiền hoại tử. Mũi có màu đen là do vi khuẩn xâm nhập vào sụn nâng khiến tế bào, biểu mô chết đi. Trường hợp này nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ khiến mũi bị hoại tử nghiêm trọng.

Mũi bị đau nhức, nóng ran

Dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi không chỉ tiết dịch màu vàng mà còn kèm theo các dấu hiệu khác như mũi bị đau nhức, nóng ran. Bạn sẽ cảm nhận được cơn đau nhức liên tục tại vùng mũi và đầu, tai cũng bị đau âm ỉ.

Ốm, sốt trên 37 độ

Nâng mũi bị mưng mủ có thể khiến cơ thể bị nóng sốt trên 37 độ và mệt mỏi. Đây được xem là phản ứng của cơ thể do vi khuẩn xâm nhập, vết thương dần bị nhiễm trùng. Để ngăn chặn tình trạng này, các bạn nên sớm thăm khám bác sĩ và áp dụng các biện pháp hạ sốt.

Dấu hiệu mũi bị mưng mủ sau khi nâng
Dấu hiệu mũi bị mưng mủ sau khi nâng

Nguyên nhân khiến mũi bị mưng mủ sau nâng

Những nguyên nhân gây xuất hiện dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi chủ yếu đến từ hai yếu tố: do chính bản thân bạn hoặc do địa điểm thực hiện thẩm mỹ nâng mũi:

Nguyên nhân đến từ bạn

Điều này không thể trách bạn, nhiều trường hợp bởi vì ghép sụn mũi không tương thích với cơ thể mà sinh ra cơ chế tự đào thải. Tình trạng do cơ địa dẫn đến đau nhức kéo dài và bạn không đến những bệnh viện để tái khám dẫn đến vết thương bị mưng mủ và trở nặng.

Bên cạnh đó cũng không phủ nhận lý do mưng mủ là do quá trình chăm sóc thiếu cẩn thận, sinh hoạt thiếu khoa học sau nâng mũi của bạn khiến vết thương bị nhiễm khuẩn và bị mưng mủ. Không xem xét hời hợt trong vấn đề lựa chọn nơi thẩm mỹ và bác sĩ phẫu thuật.

Nguyên nhân đến từ các trung tâm thẩm mỹ

Thăm khám cho bạn không kỹ càng dẫn đến việc không hiểu kỹ về cơ thể cũng như trạng thái da mũi. Điều này khiến bác sĩ lựa chọn kích cỡ sụn mũi quá cỡ với da mũi làm căng da, sưng tấy và mưng mủ. Quy trình nâng mũi không đúng kỹ thuật, chuyên môn của bác sĩ kém hay kinh nghiệm non nớt.

Nâng mũi tại cơ thể thiếu uy tín dẫn đến mũi bị mưng mủ, nhiễm trùngNâng mũi tại cơ thể thiếu uy tín dẫn đến mũi bị mưng mủ, nhiễm trùng
Nâng mũi tại cơ thể thiếu uy tín dẫn đến mũi bị mưng mủ, nhiễm trùng

Sau khi nâng mũi bị mưng mủ có nguy hiểm không?

Sau khi nâng mũi bị mưng mủ là tình trạng rất nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và kết quả thẩm mỹ. Hiện tượng này khiến cho khách hàng bị đau nhức, khó chịu, đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng nặng và hoại tử ở vùng mũi.

Do đó, khi nhận biết được dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi, các bạn nên thăm khám bác sĩ để sớm được kiểm soát và ngăn chặn diễn biến xấu hơn. Tuỳ vào mức độ bị mưng mủ nhẹ hay nặng mà bác sĩ đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, chỉ cần uống thuốc kháng sinh, tiêu viêm hoặc phẫu thuật tháo sụn.

Xử lý tình trạng mũi bị mưng mủ sau nâng

Chắc chắn điều đầu tiên cần làm khi mũi bị mưng mủ sau nâng chính là tìm gặp bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và hướng điều trị.

Đa phần khi đã xuất hiện dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi thì bạn phải chấp nhận phẫu thuật lần 2. Bác sĩ sẽ tháo sụn, toàn bộ vật liệu cấy ghép còn sót lại của ca phẫu thuật trước và tiến hành tái phẫu thuật.

Gặp bác sĩ ngay khi mũi bị đau nhức sưng tấy kéo dài sau nâng mũi
Gặp bác sĩ ngay khi mũi bị đau nhức sưng tấy kéo dài sau nâng mũi

Những người lựa chọn cấy ghép sụn nhân tạo sẽ có nguy cơ không tương thích với cơ thể cao hơn sao với sụn tự thân. Nhưng đối với công nghệ làm đẹp khá phát triển hiện nay, bạn có thể lựa chọn những loại sụn cấu trúc như Surgiform để tránh những biến chứng về sau.

Chăm sóc mũi sau nâng mũi tránh bị nhiễm trùng

Một trong những nguyên nhân khiến xuất hiện dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi chính là do quá trình chăm sóc sau nâng mũi. Tham khảo ngay những lưu ý chăm sóc mũi sau nâng sau đây:

  • Những thực phẩm nên ăn sau khi nâng mũi: Nên sử dụng những loại thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má. Uống nhiều nước mỗi ngày, đủ 2,5 lít. Bạn cũng có thể sử dụng nhóm thực phẩm thịt heo, cá nước ngọt, phô mai, trứng sữa,… để tăng cường tái tạo mô giúp vết thương mau lành.
Nên ăn những thực phẩm chứa vitamin A sau khi nâng mũi
Nên ăn những thực phẩm chứa vitamin A sau khi nâng mũi
  • Những thực phẩm tuyệt đối không nên đụng đến: hải sản, rau muống, thịt gà, nếp, thịt bò trong vòng 1 tháng… Nhóm thực phẩm trên sẽ khiến vết thương gây ra sẹo lồi, mưng mủ. Kiêng hẳn rượu bia, chất kích thích trong vòng 6 tháng.
  • Tư thế ngủ nằm ngửa tránh mũi bị lệch, giặt chăn mền gối ngủ 1 lần/ tuần. Hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn khi ngủ gây viêm nhiễm.
  • Không vận động mạnh sau khi nâng mũi. Chạy bộ, tập gym bạn có thể gác lại sau 1 tháng thực hiện nâng mũi. Bạn có thể luyện tập những động tác yoga nhẹ nhàng. Trong vòng 1 tuần đầu thực hiện ca phẫu thuật bạn không nên để mồ hôi dính vào vết thương sẽ gây nhiễm khuẩn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc uống hoặc thuốc thoa chưa qua chỉ định của bác sĩ

Không được lơ là những vấn đề này trước khi nâng mũi

Thay vì vất vả với hàng tá vấn đề khi xuất hiện dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi thì bạn có thể thực hiện nghiêm khắc và kỹ càng những vấn đề sau như: tìm hiểu sàng lọc những trung tâm thẩm mỹ và lựa chọn những trung tâm có giấy chứng nhận của Bộ Y Tế, chính sách bảo hành minh bạch, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và sử dụng những công nghệ làm đẹp tiên tiến.

Lựa chọn địa điểm trung tâm thẩm mỹ kỹ càng và sàng lọc
Lựa chọn địa điểm trung tâm thẩm mỹ kỹ càng và sàng lọc

Bạn không được ngó lơ và đề nghị bác sĩ giải thích kỹ càng tình trạng mũi, sức khỏe và vùng da mũi. Những điều này khiến bạn nắm rõ hơn về tình trạng của mình trước khi phẫu thuật. Nếu cảm thấy bác sĩ có vấn đề, trả lời vòng vo và hời hợt thì phải chuyển trung tâm hoặc bác sĩ thẩm mỹ ngay lập tức.

Trả lời thực lòng tình trạng da, dị ứng vốn có, những loại thuốc sử dụng gần nhất để bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn. Không được nói dối, đây là vấn đề quan trọng cho ca phẫu thuật nâng mũi.

Những giải đáp xoay quanh vấn đề dấu hiệu bị mưng mủ sau khi nâng mũi hy vọng đã giúp bạn giải đáp không ít những thắc mắc. Chúc bạn có dáng mũi xinh đẹp và duy trì lâu dài.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận