Hiện nay, các chị em tìm đến phương pháp nâng mũi để cải thiện các khuyết điểm như mũi thấp tẹt, mũi hếch, cánh mũi to, nhằm giúp gương mặt hài hòa hơn. Tuy nhiên, chị em khá lo lắng khi gặp biến chứng hoặc dị ứng chất liệu nâng mũi sau nâng mũi. Vậy dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi là gì? Và cách khắc phục tình trạng này như thế nào là tốt nhất? Cùng bài viết tìm hiểu nhé.
Dị ứng sụn nâng mũi và những dấu hiệu nhận biết
Nâng mũi bị dị ứng sụn nâng là tình trạng cơ thể không thích ứng với chất liệu nâng mũi và xuất hiện những dấu hiệu báo hiệu dị ứng chất liệu và đào thải ra bên ngoài. Tình trạng này thường xảy ra sau nâng mũi một thời gian ngắn.
Rất nhiều biểu hiện để nhận biết chúng ta có bị dị ứng với sụn nâng mũi hay không là sẽ gặp tình trạng như ngứa, sưng, chảy máu, tụ dịch cùng với hiện tượng có mùi hôi, gây đau nhức và nếu nặng thì có thể gây sốt cao. Mũi có nguy cơ sẽ biến dạng khi có biểu hiện nhiễm trùng.

Khi cơ thể không thích ứng với chất liệu sụn sẽ có những dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi khác nhau. Nguyên nhân dị ứng thường là do chất liệu sụn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, cơ thể không tương thích với chất liệu đưa từ bên ngoài vào. Những biểu hiện cụ thể của dị ứng sụn nâng mũi cụ thể như thủng da đầu mũi, sống mũi bị lệch, mũi bị tụ máu và dịch, mũi bị nhiễm trùng.
Thủng da đầu mũi
Đầu mũi bị món do vật liệu sụn không được đảm bảo và đầu mũi không được bảo vệ nên sụn đâm vào đầu mũi, gây ra tình trạng da đầu mũi bị thủng, lộ sụn ra bên ngoài lớp da, gây tiêu xương sống mũi, không điều chỉnh kịp thời sẽ bị nhiễm trùng, chảy dịch, mũi sẽ bị sụp vì mất điểm tựa.
Sụn mũi bị lệch, không vững
Sống mũi bị nghiêng vẹo, không vững, không bám vào mũi, tình trạng này có thể do vật liệu không đảm bảo và do cả tay nghề bác sĩ kém, chỉ đặt sụn trên màng xương khiến sụn không bám vững gây ra tình trạng sụn không cố định dễ bị nghiêng lệch, xiên vẹo. Tình trạng này nên xử lý sớm nếu không sẽ bị thủng đầu mũi, gây ra tình trạng dị ứng, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt.

Mũi tụ máu và dịch
Dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi dễ nhận biết nhất là tình trạng tụ máu và dịch nơi đầu mũi. Ban đầu sẽ bắt đầu bằng những nốt đỏ hoặc máu bầm nằm rải rác trên cánh mũi khiến khách hàng dễ lầm tưởng là trạng thái bình thường sau phẫu thuật.
Trong vòng 24 – 48 tiếng tiếp theo, mũi sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, máu bầm chuyển sang màu tím thâm và sưng to nơi đầu mũi. Dịch vàng sẽ chảy ra kèm với máu tươi, mũi có mùi hôi do vi khuẩn bắt đầu tấn công gây nên tình trạng nhiễm trùng nặng.
Mũi bị nhiễm trùng
Một trong những dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi đáng lo nhất đó chính là nhiễm trùng. Mũi sẽ bắt đầu với tình trạng ngứa ngáy và khó chịu nơi đầu mũi, những cơn tức, đau nhức và khó thở bắt đầu kéo dài và lan rộng sang hai bên cánh mũi và khoang mũi.
Tại vết mổ sẽ hình thành những đốm mủ lớn, vết thương bị bong ra, kèm màu và dịch vàng. Tốc độ lành thương rất chậm hoặc gần như bằng không. Mũi có dấu hiệu sưng to, bóng đỏ và chảy dịch vàng. Gặp tình trạng này, bạn cần phải nhanh chóng gặp bác sĩ xử lý trong vòng 24h đầu tiên.
Khi gặp những dấu hiệu dị ứng thì nên làm gì?
Chẳng ai mong muốn mình gặp tình trạng dị ứng hay nhiễm trùng sau nâng mũi. Nhưng nếu chẳng may, gặp phải những dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi như phía trên bài viết đã nêu.
Các bạn cần nhanh chóng đến những bệnh viện lớn, uy tín để thăm khám và đưa ra hướng giải quyết phù hợp và ít hậu quả nhất cho bản thân. Với tình trạng dị ứng với vật liệu thì bác sĩ sẽ thực hiện rút sụn, vệ sinh khoang mũi và sau một thời gian từ 4-6 tháng sau để vết thương lành lại hẳn sẽ tiến hành nâng mũi lại.

Không nên vì lo sợ mà kéo dài, không tới bệnh viện tìm biện pháp xử lý sẽ làm tình trạng tệ hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và hậu quả nặng nề. Ông bà xưa thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để phòng tránh dị ứng vật liệu nâng mũi bạn nên tìm hiểu và trao đổi thật kỹ với bác sĩ để tìm được loại sụn nâng mũi phù hợp với nhu cầu và cơ thể.
Chất liệu nâng mũi ảnh hưởng đến 50% sự thành công của phẫu thuật nâng mũi. Trước khi thực hiện nâng mũi bạn cần cho bác sĩ biết đặc điểm cơ địa của bạn có hay bị dị ứng với các loại vật liệu sử dụng trong nâng mũi không.
Nên ưu tiên sử dụng các loại sụn tự thân như sụn vành tai hoặc sụn sườn, vì là sụn của chính cơ thể bạn nên sẽ thích nghi tốt hơn và hạn chế tình trạng dị ứng vật liệu.
Sử dụng vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, được FDA chứng nhận về độ an toàn và được Bộ Y tế cho phép lưu hành. Bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn chuyên sâu và kinh nghiệm dày dạn để tiến tiến hành nâng mũi an toàn. Cơ sở vật chất của trung tâm thẩm mỹ hiện đại sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế. Quy trình phẫu thuật vô khuẩn chuẩn an toàn.

Cách phòng ngừa dị ứng sụn nâng mũi
Dị ứng sụn nâng mũi là một trong những biến chứng nguy hiểm mà khách hàng có thể gặp phải sau phẫu thuật. Bên cạnh việc phát hiện sớm những dấu hiệu, lựa chọn biện pháp cải thiện phù hợp, chúng tôi mang đến cho bạn những cách phòng ngừa hữu hiệu để có một kết quả nâng mũi vừa đẹp lại an toàn.
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
Hầu hết những biến chứng sau nâng mũi đều bắt nguồn từ cơ sở thẩm mỹ mà bạn lựa chọn. Bác sĩ không đủ chuyên môn, sử dụng kỹ thuật không phù hợp, sụn mũi là hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường. Thậm chí phòng mổ, dao mổ không khử khuẩn, dụng cụ phẫu thuật không đủ an toàn đều sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng sụn mũi và nguy hiểm hơn là gây hoại tử.

Chính vì thế để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng và chính xác về cơ sở mà mình lựa chọn. Đồng thời bạn nên đến tư vấn trước khi thực hiện 1 – 2 lần để xem phương pháp được lựa chọn là gì, sụn mũi nguồn gốc từ đâu và bác sĩ phẫu thuật là ai.
Cung cấp chính xác tình trạng sức khỏe, nguy cơ dị ứng cho bác sĩ
Sự thành công của một ca phẫu thuật nâng mũi phụ thuộc rất lớn vào sụn mũi mà bạn được lựa chọn. Để loại bỏ các dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi bạn cần cung cấp chính xác việc mình đã từng dị ứng hay gặp biến chứng gì trong phẫu thuật hay chưa
Việc này giúp bác sĩ xem xét nên lựa chọn cho bạn sụn nhân tạo hay sụn tự thân. Xem xét khả năng tương thích và phòng ngừa trước những rủi ro có thể xảy ra.

Đảm bảo một chế độ chăm sóc khoa học và lành mạnh
Những dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi có thể xuất hiện sau 1 tuần thực hiện phẫu thuật. Nếu gặp các tình trạng như tụ máu hay chảy dịch, nhiễm trùng nguyên nhân có thể bắt đầu từ chế độ vệ sinh, chăm sóc của bạn không phù hợp. Vết thương trong giai đoạn này rất nhạy cảm.
Việc rửa mặt, vệ sinh da hay di chuyển đều cần chú ý tuyệt đối. Chúng tôi khuyến cáo trong 1 tuần đầu tiên, nếu có điều kiện thuận lợi, bạn nên đến trực tiếp phòng khám để bác sĩ tiến hành thay băng và vệ sinh cho bạn. Tránh được các nguy cơ nhiễm trùng hay lây nhiễm chéo.

Không bôi thoa hay sử dụng bất kỳ thuốc uống nào ngoài chỉ định
Nhiều người thường có thói quen bôi thuốc hay các loại dầu mù u lên mũi sau khi nâng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Tuy nhiên điều này thực sự rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến vết mổ của bạn. Nhằm loại bỏ nguy cơ kích ứng, dị ứng, chúng tôi khuyến cáo khách hàng không nên tự ý bôi thoa thuốc ngoài chỉ định.
Việc sử dụng kháng sinh hay các loại thuốc giảm đau cần chỉ định của bác sĩ. Sử dụng bừa bãi có thể gây nóng trong cho cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng và cản trở quá trình phục hồi.

Bài viết đã chia sẻ những dấu hiệu dị ứng sụn nâng mũi và những thông tin cần thiết. Khi nâng mũi bạn nên tìm và lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng, bác sĩ có tay nghề cao như tại Seoul Center để tránh được những biến chứng sau nâng mũi. Chúc bạn sớm sở hữu một dáng mũi như ý.
Bài viết liên quan:
Bình luận