Tiêm filler là một trong những liệu pháp thẩm mỹ có tính an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên có một số đối tượng nhất định cần phải cẩn thận khi chỉ định sử dụng phương pháp này, nhất là phụ nữ mang thai. Cùng chúng tôi giải đáp chi tiết vấn đề có bầu tiêm filler được không cũng như những lưu ý khi lựa chọn phương pháp này trước và trong giai đoạn mang thai ở bài viết dưới đây.
Có bầu tiêm filler được không?
Theo khuyến cáo của bác sĩ phụ nữ mang thai không được thực hiện bất kỳ một thủ thuật làm đẹp xâm lấn nào, bao gồm cả tiêm filler. Dù chưa thực sự có nghiên cứu chỉ ra tác động trực tiếp của loại hoạt chất này đến sức khỏe mẹ và thai nhi nhưng việc kiêng cử là cần thiết. Mục đích chính là đảm bảo tính an toàn để không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.
Thêm vào đó, trong quá trình tiêm filler để giảm cảm giác tê buốt khách hàng thường được tiêm hoặc ủ tê trước. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy Lidocaine có trong thuốc tê gây ảnh hưởng đến nhịp tim, hệ hô hấp và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra một số trường hợp tiêm filler xong bị nhiễm trùng, biến chứng hay kích ứng rất khó để xử lý do việc hạn chế dùng thuốc và phẫu thuật xâm lấn.
Tiêm filler có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tiêm filler sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, dù chỉ là hoạt chất làm đẹp có tính tạm thời song vẫn có nhiều trường hợp đã gặp biến chứng sau tiêm, cụ thể như sau:
- Chất làm đầy làm gia tăng nguy cơ sẩy thai, biến chứng thai, động thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của mẹ và thai nhi.
- Tiêm filler tại các cơ sở kém uy tín với người thực hiện không có kinh nghiệm và chuyên môn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hay tắc nghẽn mạch máu. Lúc này để xử lý buộc phải dùng đến kháng sinh, kháng viêm hay tái phẫu thuật điều này là cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi.
- Những loại filler giả, hết hạn sử dụng, kém chất lượng sẽ gây biến chứng bào thai. Ngoài ra trong filler có đi kèm một số chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Lưu ý tiêm filler khi mang thai
Việc có bầu tiêm filler được không cần được trả lời bằng những bằng chứng khoa học và bác sĩ có chuyên môn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bạn và thai nhi, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Không tự ý tiêm filler tại nhà: Dù bạn đang mang thai hay không thì việc tự ý tiêm filler tại nhà cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Không tiêm đúng kỹ thuật, không xác định được vị trí tiêm, khâu vệ sinh không đảm bảo, lựa chọn hoạt chất kém chất lượng. Tất cả các nguyên nhân này đồng thời sẽ gây ra biến chứng, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
- Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ an toàn: Phải đáp ứng các tiêu chí về bác sĩ thực hiện, kỹ thuật tiêm, chất lượng filler, chế độ chăm sóc và bảo hành. Nhằm đảm bảo mang đến cho bạn một kết quả chất lượng và an toàn nhất. Việc tiêm filler tại những cơ sở không đảm bảo chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ về thẩm mỹ mà còn sức khỏe.
Tiêm filler trước khi mang thai có được không?
Bên cạnh vấn đề có bầu tiêm filler được không, nhiều khách hàng cũng quan tâm liệu trước khi mang thai tiêm filler có an toàn. Nếu bạn chưa có ý định sinh em bé thì việc sử dụng hoạt chất làm đầy hoàn toàn không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tuân theo những chỉ định dưới đây:
- Kiểm tra xác định không có thai nhi: Có không ít trường hợp thẩm mỹ xong mới phát hiện mình đã mang thai điều này là cực kỳ nguy hiểm. Nên để đảm bảo an toàn bạn nên đi siêu âm và xét nghiệm máu trước để chắc chắn mình hoàn toàn không mang thai và sẵn sàng để thực hiện thẩm mỹ.
- Trao đổi với bác sĩ về thời gian kiêng cử nếu muốn mang thai: Nếu bạn có ý định mang bầu tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ thời gian an toàn để đậu thai, tốt nhất đến đợi từ 3 đến 6 tháng.
- Không tiêm filler trên diện rộng: Không chỉ quan tâm đến vấn đề có bầu tiêm filler được không, bạn nên lưu ý ngay cả với cơ thể bình thường việc tiêm filler diện rộng cũng nguy hiểm. Cơ thể cần có thời gian thích nghi ít nhất từ 2 đến 3 tháng. Đảm bảo không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra mới tiêm ở vùng da tiếp theo.
Một số câu hỏi liên quan đến tiêm filler cho phụ nữ
Ngoài vấn đề có bầu tiêm filler được không nhiều khách hàng cũng quan tâm đến những vấn đề khác như có bầu tiêm filler thì xử lý như thế nào hay đang cho con bú có tiêm filler ngực được không. Cùng xem chi tiết phần giải đáp dưới đây:
Tiêm filler xong mới phát hiện mình mang thai thì xử lý thế nào?
Nếu sau khi tiêm filler xong bạn phát hiện mình mang thai thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Trong trường hợp mới tiêm bác sĩ có thể sử dụng biện pháp tiêm tan filler để loại bỏ chất làm đầy. Một số trường hợp có xảy ra biến chứng hay tiêm lâu vài tháng thì có thể thực hiện nạo hoặc hút để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Đang cho con bú có thể tiêm filler ở ngực được không?
Khi cho con bú tuyệt đối không nên tiêm filler, mặc dù chúng giúp mẹ bầu tự tin hơn nhờ vào làn da căng bóng mịn màng, gương mặt thanh thoát,… Tuy nhiên filler có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Trong nhiều trường hợp chúng có thể gây ra biến chứng cho trẻ sơ sinh nếu hấp thu phải, gây rối loạn hoocmon và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề có bầu tiêm filler được không đã giúp bạn biết cách làm đẹp an toàn để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và em bé. Trong giai đoạn nhạy cảm tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tại các cơ sở uy tín để không có bất kỳ tai nạn hay biến chứng nào xảy ra.
Bình luận