Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Trị sẹo / Cách xử lý vết bỏng kịp thời để không bị sẹo

Cách xử lý vết bỏng kịp thời để không bị sẹo


5/5 - (1 bình chọn)

Nếu không may gặp phải tai nạn dẫn đến bỏng da thì chúng ta cần phải nhanh chóng xử lý và chữa trị kịp thời để không phải bị sẹo. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý vết bỏng và những lưu ý khi điều trị để không bị sẹo.

bị bỏng
Cách xử lý vết bỏng để không bị sẹo

Tại sao cần phải xử lý vết bỏng kịp thời ?

Bỏng là một loại tổn thương hoại tử, được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như: nước sôi, dầu mỡ sôi nóng 180 độ, bỏng lửa, bỏng do tia lửa điện hoặc luồng điện cao thế, do tiếp xúc với các chất ăn mòn, chất oxy hóa,…

Thông thường, những vết bỏng nhẹ sẽ lành và không để lại biến chứng về sau. Tuy nhiên, những vết bỏng sâu và nghiêm trọng nếu không có cách khắc phục kịp thời thì có thể để lại rất nhiều di chứng.

Di chứng thường gặp nhất khi bị bỏng là các vết sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo lõm, sẹo co kéo. Đặc biệt, nếu sẹo bỏng nằm ở những vùng liên quan đến vận động như: khớp bàn chân, bàn tay, cánh tay và có diện tích rộng thì sẽ làm giới hạn chức năng của khớp, đồng thời có thể khiến các ngón tay (ngón chân) dính vào nhau, rất khó để phục hồi.

Bên cạnh vấn đề về sức khỏe, bỏng còn gây nên di chứng nặng nề đó là làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bị bỏng gặp nhiều tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý.

Bỏng có thể để lại các vết sẹo xấu xí trên da
Bỏng có thể để lại các vết sẹo xấu xí trên da

Cách xử lý vết bỏng kịp thời để không bị sẹo

Để giảm những cơn đau rát, phồng rộp do vết bỏng gây nên, đồng thời ngăn ngừa sẹo hình thành, bạn nên thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Rửa sạch khu vực bỏng với nước mát (không phải nước đá lạnh)

Đây là bước đầu tiên và quan trọng, bởi vì bỏng có thể làm hỏng da bạn, hình thành nên những vết sẹo xấu xí nếu bạn không làm mát vết bỏng ngay lập tức.

Khi bị bỏng, bạn cần ngâm vùng da bị bỏng vào nước mát hoặc rửa dưới vòi nước trong khoảng 15 – 20 phút. Việc này sẽ giúp làm giảm nhiệt độ và độ sâu của vết bỏng, ngoài ra còn giảm đau rát cho người bị bỏng vô cùng hiệu quả.

Bạn tuyệt đối không sử dụng nước đá lạnh để ngâm vết bỏng vì sẽ làm hạ thân nhiệt, gây ra hiện tượng co cơ, co mạch máu và khiến cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời lưu ý không ngâm lâu hơn thời gian trên để tránh làm tổn thương lớp biểu bì bên ngoài.

Rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước để làm giảm nhiệt độ và độ sâu của vết bỏng
Rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước để làm giảm nhiệt độ và độ sâu của vết bỏng

Bước 2. Phân biệt cấp độ bỏng

Để ngăn ngừa và trị sẹo bỏng hiệu quả, bạn cần nhận biết cấp độ bỏng của da.

  • Cấp độ 1: Da chỉ bị tấy đỏ, hơi rát nhưng không bị mủ nước hay rộp da. Đây là cấp độ bỏng nhẹ nhất, rất dễ điều trị và không để lại sẹo.
  • Cấp độ 2: Da bị phồng rộp, hình thành mụn nước. Ở cấp độ này, nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn sẽ rất dễ hình thành sẹo vì mụn nước vỡ ra, phá vỡ kết cấu của da.
  • Cấp độ 3: Da bị phồng rộp với diện tích lớn, theo từng mảng, xâm lấn đến cấu trúc da tầng sâu, màu da sẽ chuyển dần sang màu trắng. Đây là hiện tượng đáng báo động nhất khi bị bỏng do mức độ tổn thương nặng và để lại di chứng rõ ràng nhất.
Các cấp độ bỏng của da
Các cấp độ bỏng của da

Bước 3. Xử lý vết bỏng

Việc xác định chính xác cấp độ bỏng và xử lý đúng cách ngay sau khi bị bỏng sẽ giúp giảm diện tích da bị tổn thương, giảm những tổn thương sâu và giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng, không để lại sẹo.

  • Nếu vết bỏng nhẹ, ở cấp độ 1, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để thoa lên vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng hình thành mụn nước, cần che phủ vết bỏng bằng băng gạc không dính và quấn băng xung quanh. 3 – 5 ngày sau có thể thoa thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi vết phồng rộp bị vỡ ra và không còn cảm giác đau rát, bạn có thể dùng kéo để cắt phần da chết, sau đó tiếp tục thoa thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Nếu vết bỏng quá nặng, bỏng ở cấp độ 3 thì nên đến cơ sở y tế để cấp cứu và xử lý kịp thời.
Xử lý vết bỏng đúng cách sẽ ngăn ngừa hình thành sẹo
Xử lý vết bỏng đúng cách sẽ ngăn ngừa hình thành sẹo

Bước 4. Bảo vệ vết bỏng

Khi đi ra ngoài, bạn cần bảo vệ, che chắn vết bỏng thật kỹ khỏi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn không nên mặc quần áo bó sát vì có thể ảnh hưởng đến vết bỏng, khiến vết bỏng bị vỡ ra, dẫn đến nhiễm trùng và hình thành sẹo.

Bước 5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp

Những người bị bỏng thường bị mất nước và protein nhiều, vì thế, bạn nên bổ sung những thực phẩm chứa các chất này để hỗ trợ vết bỏng nhanh chóng hồi phục và không để lại sẹo.

Mỗi ngày, bạn cần uống khoảng 2,5 – 3 lít nước. Nếu uống ít nước sẽ khiến vùng da bị bỏng có xu hướng bị khô, mất nhiều thời gian lành thương hơn. Đồng thời bổ sung protein cần thiết có trong các thực phẩm như: thịt lợn nạc, trứng, sữa, đậu tương, các loại hạt,…

Uống nhiều nước để đẩy nhanh quá trình lành thương
Uống nhiều nước để đẩy nhanh quá trình lành thương

Một số lưu ý quan trọng khi bị bỏng để không bị sẹo

  • Trong thời gian đầu, bạn cần che phủ và bảo vệ vết bỏng bằng băng gạc không dính và quấn băng xung quanh. Nên thay băng gạc sau mỗi lần vệ sinh vết bỏng để giúp vết thương được thông thoáng và mau lành hơn.
  • Đặc biệt, nếu vết bỏng của vạn có các vết phồng nước to, không nên tự ý làm vỡ nó mà hãy để tự nhiên, sau đó cắt phần da chết hoặc đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để thực hiện.
  • Tuyệt đối không nên để vết bỏng tiếp xúc với nước sinh hoạt bình thường trong khoảng 1 tuần đầu để tránh gây viêm.
  • Trong quá trình vết bỏng lên da non thì sẽ không tránh khỏi các triệu chứng ngứa ngáy, nóng ra. Tuy nhiên, bạn không nên vì khó chịu mà gãi hoặc chà sát mạnh vào các vết bỏng nhé! Điều này sẽ khiến vết bỏng dễ bị nhiễm trùng, loang ra mạnh hơn và lâu lành hơn. Vì thế, không được gãi vào vết bỏng khi chưa lành hẳn nếu bạn không muốn bị sẹo.
Không nên vì khó chịu mà gãi hoặc chà sát mạnh vào các vết bỏng
Không nên vì khó chịu mà gãi hoặc chà sát mạnh vào các vết bỏng
  • Trong khi vết bỏng chưa khô, bạn chỉ nên dùng các loại thuốc sát khuẩn, nước muối vệ sinh, tránh dùng đến các loại thuốc trị sẹo. Đặc biệt là không áp dụng ngay các cách trị sẹo bỏng bằng tự nhiên khi vết bỏng chưa lên da non và đóng vảy khô.
  • Bạn không nên mặc những loại quần áo có vải cứng, bó sát vào người vì sẽ gây cọ xát vào các vết thương. Điều này không chỉ khiến bạn đau rát mà còn làm cho vết thương bị lở, mưng mủ và tăng nguy cơ để lại sẹo. Vì thế, bạn nên mặc những loại vải mỏng, quần áo rộng, hoặc tốt nhất là để thoáng khu vực có vết bỏng để giúp mau phục hồi.
  • Cùng với đó, bạn cũng nên để vết bỏng lành tự nhiên, không tự ý bóc khảy vết đóng vảy để tránh vết thương nặng hơn và chắc chắn sẽ để lại sẹo.

Chống nắng và kiêng khem để không bị sẹo

Chống nắng, bảo vệ vùng da bị bỏng

Dù trị bất kỳ loại sẹo nào, bạn cũng không được bỏ qua các bước chống nắng bảo vệ da. Bởi vùng da bị bỏng thường là sẽ nhạy cảm hơn hẳn những vùng da khác. Vì thế, vùng da bị bỏng thường sẽ dễ bị bắt nắng và tăng sắc tố khi tiếp xúc trực tiếp với các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Vậy nên, bạn hãy bôi kem chống nắng và mặc quần áo chống nắng khi ra ngoài trời để mang lại hiệu quả bảo vệ cao hơn.

Kiêng ăn những thực phẩm gây sẹo sau khi bỏng

Trong quá trình chăm sóc vết bỏng, bạn hãy kiêng ăn các loại thực phẩm khiến da dễ bị lên sẹo, như: đồ nếp, thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống, trứng gà, các thực phẩm cay nóng… Bởi những loại thực phẩm này thường khiến vết thương lồi sẹo hoặc gây ngứa, mưng mủ, khiến nó trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh việc kiêng khem, xây dựng một chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Bạn hãy uống nhiều nước 2 đến 2,5 lít mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giúp da nhanh chóng phục hồi.

Cùng với đó, bạn đừng quên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi hay giảm lượng đường, muối trong các món ăn để làn da được khỏe mạnh hơn.

Kiêng ăn những thực phẩm gây sẹo sau khi bị bỏng
Kiêng ăn những thực phẩm gây sẹo sau khi bị bỏng
bị bỏng
Cách xử lý vết bỏng để không bị sẹo

Bài viết trên đây Viện thẩm mỹ Seoul Center đã chia sẻ đến bạn những bước sơ cứu và điều trị mà bạn có thể tự chăm sóc và thực hiện tại nhà. Có thể thấy, cách điều trị bỏng không để lại sẹo tốt nhất là ngừa sẹo hình thành. Chỉ cần bạn thực hiện đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ cải thiện được vùng da bỏng và hạn chế ít sẹo hơn.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận