banner thang 9
banner thang 9
Trang chủ / Tin tức / Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh sau khi nâng mũi chuẩn nhất

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh sau khi nâng mũi chuẩn nhất


5/5 - (1 bình chọn)

Nâng mũi mặc dù là tiểu phẫu nhưng vẫn ít nhiều có sự xâm lấn, do đó để nhanh chóng giúp dáng mũi ổn định, vào form thì không thể coi nhẹ việc chăm sóc hậu phẫu. Vậy nên, bài viết này sẽ chia sẻ cách vệ sinh sau khi nâng mũi theo chỉ dẫn từ các chuyên gia nâng mũi hàng đầu giúp bạn nhanh hồi phục và sở hữu đường nét như ý nhất.

Sau nâng mũi cần vệ sinh đúng cách để dáng mũi nhanh hồi phục
Sau nâng mũi cần vệ sinh đúng cách để dáng mũi nhanh hồi phục

Cách vệ sinh sau khi nâng mũi

Sau khi nâng mũi, chính vì tâm lý sợ đau, sợ động vào vết thương nên rất nhiều người đã coi nhẹ việc vệ sinh mũi. Chính vì vậy, vết mổ không được chăm sóc đúng cách nên sẽ lâu lành và mất nhiều thời gian để tự nhiên hơn.

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ thẩm mỹ mũi, nên lưu ý 3 khoảng thời gian nhất định sau đây để có cách vệ sinh sau nâng mũi phù hợp:

Những ngày đầu sau nâng mũi

Khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi, các biểu hiện thường thấy như: sưng nề, chảy dịch mũi, vết thương đóng mài,.. Do đó, giai đoạn này cần chăm vệ sinh để giữ cho vết thương sạch sẽ, thoáng, tạo điều kiện để mũi nhanh lành.

Các bước tiến hành rất đơn giản. Sử dụng dung dịch sát khuẩn Betadine thấm ướt bông gòn và lâu nhẹ nhàng tại vị trí vết mổ, vùng da xung quanh. Đối với vết mổ kín bên trong mũi, có thể thay thế bông gòn bằng tăm bông và thực hiện tương tự. Cuối cùng, dùng nước muối sinh lý để lau sạch màu vàng của Betadine.

Bên cạnh đó, có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng để tan máu bầm, giảm sưng và giúp vùng mũi dễ chịu hơn trong những ngày đầu. Không để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với nước vì dễ gây viêm nhiễm, ngứa ngáy do nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo và vết thương còn quá mới. Nếu muốn rửa mặt, bạn có thể dùng khăn thấm nước để lau nhằm tránh ảnh hưởng đến vùng mũi.

Sử dụng thuốc sát khuẩn Betadine, nước muối sinh lý, tăm bông để vệ sinh mũi
Sử dụng thuốc sát khuẩn Betadine, nước muối sinh lý, tăm bông để vệ sinh mũi

Đặc biệt, những ngày đầu bạn không nên tự ý tháo nẹp mũi. Mũi mới vừa nâng xong sẽ chưa có tính ổn định, phần sụn mũi được nâng cao đang hoàn toàn tách biệt với phần mô mềm của mũi, do đó khi bạn tháo nẹp, sẽ dễ khiến sụn mũi bị xê lệch, biến dạng. Các thao tác tại vùng mũi, nên thực hiện hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận.

Vệ sinh mũi sau 5 – 10 ngày nâng mũi

Thời gian này, bạn đã được tháo nẹp mũi, do đó, mũi sẽ có cảm giác dễ chịu và bớt nặng nề hơn. Cho dù vậy, vẫn phải thực hiện việc đúng cách vệ sinh sau khi nâng mũi kỹ càng để tránh nhiễm khuẩn và để lại sẹo xấu cho mũi.

Sau tháo nẹp, cần thường xuyên vệ sinh mũi và vết cắt chỉ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, các vi khuẩn có hại bám trên da. Hạn chế cho tay tiếp xúc với vết thương ở mũi. Bên cạnh đó, hãy nhớ thoa thuốc chống sẹo liên tục khoảng vài lần / ngày để vết khâu trông tự nhiên nhất, không để lộ dấu vết thẩm mỹ.

Mũi có dấu hiệu lạ, cảnh báo nhiễm trùng

Đau, sưng nề và chảy dịch trong 2 -3 ngày đầu là biểu hiện bình thường sau nâng mũi. Nhưng nếu dài hơn khoảng thời gian trên thì đây chính là lời cảnh báo mũi có thể đã bị nhiễm trùng. Do đó, bạn không nên tự vệ sinh tại nhà với Betadine và nước muối sinh lý, mà hãy thăm khám cùng bác sĩ để được chăm sóc vết thương, xử lý kịp thời tình trạng viêm nhiễm, tránh các hệ lụy đáng tiếc về sau.

Không tự vệ sinh mũi khi gặp triệu chứng lạ
Không tự vệ sinh mũi khi gặp triệu chứng lạ

Các lưu ý khác giúp mũi nhanh hồi phục

Ngoài chú tâm đến cách vệ sinh sau khi nâng mũi, thì các chuyên gia nâng mũi hàng đầu khuyến cáo: sau nâng mũi cần kiêng cữ đầy đủ về chế độ ăn uống cũng như một số yếu tố khác như sau:

Chế độ ăn uống

Cần kiêng cử thịt gà, hải sản vì dễ gây dị ứng, khiến vết thương ngứa ngáy, khó chịu; Không ăn xôi, nếp, trứng vì có tính nóng, làm mưng mủ vết thương; Nói không với rau muống vì đây là loại rau chứa nhiều collagen, dễ để lại sẹo lồi đối với vết thương hở.

Khi nâng mũi, hãy hạn chế hết mức có thể các thức uống có cồn vì rất có thể gây loãng máu, khiến vết thương khó lành miệng.

Tư thế nằm ngủ

Sau nâng mũi, không nên ngủ ngiêng trái hoặc phải. Tư thế ngủ được khuyến khích là nằm thẳng, để mũi được cố đinh và tránh được các tác động ngoại lực khi mũi chưa ổn định.

Thể dục thể thao

Mới nâng mũi, bạn chỉ nên tập các môn thể dục, thể thao cường độ nhẹ như đi bộ, yoga. Không nên vận động quá mạnh như cầu lông, tennis hoặc các môn cử tạ vì sẽ ảnh hưởng đến mũi, dễ gặp rủi ro do ngoại lực.

Kiêng cử và thực hiện chăm sóc mũi sau nâng như hướng dẫn, sau 1 – 3 tháng khi mũi đã vào form, ổn định thì bạn có thể sinh hoạt, ăn uống cũng như tập luyện bình thường.

Nên nghỉ ngơi, thư giãn và luyện tập thể thao cường độ nhẹ sau nâng mũi
Nên nghỉ ngơi, thư giãn và luyện tập thể thao cường độ nhẹ sau nâng mũi

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có được những lưu ý về cách vệ sinh sau khi nâng mũi nhằm giúp mũi nhanh hồi phục hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ hotline 1800 3333 để được chuyên gia của VTM Seoul Center tư vấn chi tiết.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận