Chiếc mũi cao, hài hài, thanh tú là niềm mơ ước của rất nhiều người. Không chỉ cải thiện nhan sắc, mũi đẹp còn là điểm nhấn trong câu chuyện hoán đổi vận mệnh của bạn. Nhưng, không ít người “Tiền mất tật mang” với những biến chứng sau nâng mũi hết sức tồi tệ. Cùng tìm hiểu bài viết sau để rõ hơn về những biến chứng thường gặp sau khi nâng mũi và cách khắc phục tình trạng đó như thế nào.
Nâng mũi và những câu chuyện về nhân tướng
Về mặt ngũ quan, mũi là cơ quan thẩm biện thiên về phân biệt mùi vị. Hay được mệnh danh với cái tên khác là Tế Đậu (dòng sông có bến), vì thế sống mũi phải thẳng, lỗ mũi cân đối để che lấp dòng sông đầy nước. Nếu sống mũi thấp, gãy, lỗ mũi to có thể thấy bên trong chẳng khác nào dòng sông cạn nhìn thấy rõ đáy.
Về mặt ngũ nhạc (trán, lưỡng quyền, cằm, mũi), mũi giữ vị trí trung tâm và làm chủ. Do đó, hình dáng của mũi ảnh hưởng tới các bộ phận còn lại. Quá cao, nhọn đồng nghĩa với chủ nhân có thành bại thất thường, mũi quá thấp và lệch thì chủ có số phận lênh đênh không có thành quả nhiều.
Về mặt chiêm tinh, mũi được gọi là Thổ tinh, thiên về Phúc, Lộc, Thọ trong cuộc đời con người.
Chính vì lẽ đó, mũi thể hiện cho bản thân, khả năng đánh giá tình hình xung quanh ta và sự tự tin, quyết đoán để giải quyết vấn đề. Thành bại cũng từ đó mà ra.

Chiếc mũi đẹp phải bao gồm sống mũi cao vừa phải, đầu mũi thẳng, cánh mũi và lỗ mũi thanh tú so với tổng thể khuôn mặt.
Ngày nay, với sự tiên tiến của công nghệ thẩm mỹ, việc sở hữu chiếc mũi như ý không còn là điều quá khó khăn. Không dám nói là thay đổi số phận, nhưng sự tự tin với chiếc mũi đẹp sẽ mang tới những năng lượng tích cực cho cuộc sống và nhiều điều may mắn đến với bạn.
Những biến chứng có thể xảy ra sau nâng mũi
Nâng sống mũi cao, chỉnh sửa đầu mũi, thu nhỏ hai cánh… tất cả đều diễn ra trong một cuộc tiểu phẫu nhanh và không quá phức tạp.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp những biến chứng dù tỷ lệ xảy ra rất nhỏ. Chúng không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe, mà còn làm xấu diện mạo khuôn mặt của bạn.
Mũi sưng tấy, méo mó, tụ máu
Là triệu chứng sớm và hầu như ai cũng có thể gặp phải sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Triệu chứng này không đáng lo ngại, nguyên nhân chủ yếu do quá bóc tách, va chạm phải các mạch máu lớn, gây chảy máu vào khoang mổ dẫn đến phù nề.
Chăm sóc vết mổ bằng cách chườm đá lạnh, không để nước, chất lỏng dính trực tiếp vào các vết thương. Hiện tượng sưng tấy, tụ máu sẽ giảm ngay trong 2-3 ngày.
Mũi nhiễm trùng, co rút biến dạng
Đây là biến chứng nguy hiểm, xảy ra muộn hơn, có thời gian ủ bệnh và phát ra triệu chứng sau khoảng 1 tuần kể từ lúc kết thúc phẫu thuật.
Thời gian đầu, mũi sưng tấy, phát đỏ khiến nhiều người lầm tưởng là tình trạng sưng tấy vết thương thường gặp sau nâng mũi. Thế nhưng mũi nhiễm trùng bắt đầu bị đau, thâm tím nặng ở các vùng xung quanh mũi, bệnh nhân có thể bị sốt cao, hoại tử…tình trạng trở nên nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
Với biến chứng này, cần sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm liều lượng mạnh, tiến hành tháo nẹp vệ sinh từ bên trong vết mổ cẩn thận.
Mũi bóng đỏ, lộ sóng, hoặc thậm chí lòi sụn
Biến chứng này thường gặp sau khoảng 1-2 năm. Đây là phản ứng của cơ thể trước một vật thể không tương thích với cơ địa của con người, gây ra dị ứng tại vết thương.

Bên cạnh đó, nâng mũi quá cao so với tỷ lệ khuôn mũi ban đầu, sụn nhân tạo kém chất lượng, cứng, đồng thời da quá mỏng không thể đỡ được sóng sụn cũng có thể làm lộ sóng, bóng đỏ ở đầu mũi nghiêm trọng hơn dẫn đến sóng đâm xuyên qua da và lộ ra ngoài.
Khi xảy ra tình trạng bóng đỏ, lộ sóng, cần tới ngay bác sĩ chuyên khoa để tiến hành tháo bỏ sụn cũ, thay thế sống mềm mại hơn bằng sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu cần thiết.
Sống mũi bị lệch vẹo
Chủ yếu xuất phát từ quá trình thực hiện phẫu thuật không đảm bảo hoặc bệnh nhân chăm sóc không cẩn thận, có tình trạng va chạm, vận động mạnh khiến nẹp sống mũi bị bung, hoặc lệch một bên.
Cách xử lý biến chứng sau nâng mũi bị lệch, vẹo không thể tự ý nắn chỉnh ngay tại nhà. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng vết thương, và nắn chỉnh theo kỹ thuật y khoa nếu vết mổ chưa tháo chỉ. Với các vết thương đã, cần tạo vết mổ mới lấy sụn cũ ra và cấy ghép sụn mới ở đúng vị trí rồi khâu vết thương giống ban đầu.
Thị lực bị ảnh hưởng
Không ít người sợ đau nên đã tìm tới các phương pháp nâng mũi nhanh, đơn giản. Thế nhưng các biện pháp càng đơn giản càng chứa nhiều rủi ro.

Quy trình thẩm mỹ không đạt chuẩn, kích thích vào các dây thần kinh mũi, xung quanh mí mắt khiến thị lực mắt giảm xuống, có trường hợp nặng dẫn tới mù lòa. Chính vì thế, lựa chọn phương pháp thẩm mỹ chuẩn chất lượng, cơ sở thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu y khoa để hạn chế các biến chứng sau nâng mũi có thể xảy ra.
Khắc phục các biến chứng như thế nào?
Khi xảy ra các dấu hiệu bất thường sau khi làm phẫu thuật nâng mũi, bệnh nhân cần tới ngay cơ sở thực hiện để thăm khám và đưa phương án xử lý phù hợp, kịp thời cho từng trường hợp biến chứng khác nhau:
Mũi lệch, vẹo: Nắn chỉnh bằng kỹ thuật y khóa nếu vết thương mới. Đối với các cuộc phẫu thuật có vết thương lành, cần khắc phục bằng cách mổ vết thương, tạo khoang khác để đặt sống mới tương thích với hình dạng mũi và khuôn mặt
Mũi lộ sóng, bóng đỏ: Bước đầu tiên cần thực hiện là vệ sinh bên trong sóng mũi, cấy dữ liệu để vết thương hồi phục bình thường (6 tháng đến 1 năm) mới tiếp tục tiến hành tháo bỏ thay thế sụn cũ, điều chỉnh lại trụ mũi và vách ngăn hợp lý. Ưu tiên các loại sụn thẩm mỹ mềm mại, sụn tự thân, mô khác trong cơ thể.
Mũi hoại tử: Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với sức khỏe, bạn phải tháo bỏ hoàn toàn các dụng cụ đã thực hiện nâng mũi ra bên ngoài cơ thể, vệ sinh, sát khuẩn, lấy các mảnh tế bào hoại tử ra bên ngoài để không gây lây lan, ảnh hưởng đến vị trí khác.
Làm sao để tránh các biến chứng có thể xảy ra
Nhũng biến chứng sau nâng mũi là vô cùng nghiêm trọng, vì vậy luôn cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật.

- Chọn các cơ sở phẫu thuật mũi uy tín, đạt chuẩn y khoa, bác sĩ trình độ tay nghề cao, áp dụng các công nghệ tiên tiến bậc nhất.
- Chăm sóc, uống thuốc kháng sinh, thực hiện chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra các biến chứng không mong muốn đối với mũi của bạn.
- Thăm khám kiểm tra vết thương thường xuyên để hiểu rõ quá trình lành vết thương diễn ra như thế nào, đảm bảo không xảy ra bất kỳ rủi ro về nhiễm trùng, hoại tử.
Phẫu thuật, sử dụng dao kéo lên cơ thể bao giờ cũng là vấn đề lớn đối với sức khỏe của bạn. Khi quyết định nâng mũi, chúng ta cần tham khảo tìm hiểu rõ ràng về cơ sở spa, phương pháp tiến hành, chất liệu cấy vào sống mũi…để đảm bảo ca phẫu thuật trọn vẹn và mang tới kết quả như cam kết.
Thay đổi bản thân đôi khi đến từ những điều rất nhỏ, một chiếc mũi đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn, gặp nhiều niềm vui và thành công hơn. Đó chính là nấc thang dẫn tới nhiều khởi sắc trong cuộc đời của bạn.
Bình luận