Tinh bột vốn dĩ là thực phẩm rất thiết yếu trong những bữa ăn Việt. Do đó, bị vết thương hở có ăn bột mì hay bột nếp không nhận được rất nhiều sự quan tâm trong việc chăm sóc vết thương đúng cách. Trong bài viết này, chuyên gia của Viện thẩm mỹ Seoul Center sẽ giải đáp thắc mắc này và có lời khuyên về những loại thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn này nhé.

Bị vết thương hở có ăn bột mì được không?
Trả lời cho câu hỏi này là nên hạn chế ăn bột mì khi có vết thương hở. Mặc dù bột mì là thành phần chứa nhiều năng lượng, giúp chúng ta tích cực hoạt động cả một ngày dài mà không thấy mệt mỏi.
Vì sao bị vết thương hở không nên ăn bột mì?
Sở dĩ vết thương hở không được khuyến khích dùng bột mì chính bởi vì trong bột mì có chứa các thành phần axit phytic. Những hoạt chất này sẽ phần nào ngăn cản quá trình cơ thể hấp thụ các khoáng chất tự nhiên trong thức ăn như kẽm, sắt, canxi. Mà những người có vết thương hở, đang trong giai đoạn hồi phục lại rất cần kẽm, sắt, canxi để bổ trợ cho vết thương sớm hồi phục và ổn định cơ thể.

Vết thương hồi phục sau bao lâu thì có thể ăn bột mì?
Cần tối thiểu từ 1 tháng trở lên, qua quan sát nếu thấy vết thương hở tình trạng dần ổn định, chúng ta có thể thoải mái sử dụng các thực phẩm trong sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào thể trạng và tốc độ hồi phục riêng của từng người, hãy tham khảo tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để có chế độ chăm sóc vết thương và sinh hoạt cho đúng đắn.
Bị vết thương hở có thể ăn bột nếp được không?
Bên cạnh bị vết thương hở có ăn bột mì được không, thì bột nếp cũng nhận được mối quan tâm không kém. Tuy nhiên, trả lời cho câu hỏi này là không nên ăn bột nếp bởi đồ nếp vốn mang tính nóng. Do đó, chúng dễ gây ra ở vết thương các hiện tượng sưng, nhức và mưng mủ, từ đó khiến vết thương trở nặng, tăng tỉ lệ bị nhiễm trùng và lây lan, kéo dài tốc độ hồi phục.
Để an toàn và đẩy nhanh sự hồi phục của vết thương, trong giai đoạn này chúng ta nên bảo vệ vết thương một cách tuyệt đối và tránh tình trạng để lại sẹo. Tốt nhất nên tránh các món ăn làm từ nếp nói chung như các loại xôi, chè trôi nước,…

Thực tế chuyên gia đã chỉ ra rằng, những người đang có vết thương hở cơ thể thuộc thể hàn, đang có tình trạng tích độc nhiều do vậy nên tình trạng vết thương dễ trở nặng khi ăn thức ăn có tính ấm, dẻo được làm từ nếp. Việc này khiến chỗ bị sưng hoặc có vết thương hở sẽ gặp tình trạng sưng phồng và mưng mủ.
Đồng thời, bản chất của nếp là nguyên liệu có tính kết dính nên khiến cơ thể người bệnh cảm thấy đầy bụng, mệt mỏi vì khó tiêu. Tính ôn ấm của gạo nếp khiến cơ thể bị nóng nếu ăn nhiều, từ đó dễ khiến vết thương lâu lành hơn.
Bên cạnh những người đang có vết thương hở, những người đang gặp các tình trạng sau đây cũng nên tránh đồ nếp: bị nhiệt, đờm, sốt, ho khạc hoặc chướng bụng.
Xem thêm: >> Thực phẩm nên tránh khi bị vết thương hở hoặc đang lên da non >> Vết thương hở ăn măng được không? Ăn có bị sẹo lồi? >> Bị vết thương hở ăn trứng gà được không? Có bị sẹo lồi?
Những nhóm thực phẩm nên bổ sung khi bị vết thương hở
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng khi đang gặp tình trạng vết thương hở, chúng ta nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau để cơ thể đủ dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ tích cực quá trình làm lành và đẩy nhanh quá trình hồi phục
Vitamin C là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn
Đầu tiên phải kể đến vitamin C là một yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình sản sinh collagen tự nhiên, giúp tái tạo liên kết mô trong cơ thể một cách hiệu quả. Vitamin C có ảnh hưởng sâu sắc đến sự gia tăng và phát sinh của những tế bào và mao dẫn mới, đặc biệt giúp ức chế các gốc tự do, giúp làn da được tái tạo có thể đều màu và sáng hơn.
Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C mà không được bổ sung kịp thời, các vết sẹo đã chớm lành sẽ dễ bị tình trạng rách hoặc bong ra. Một số thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến là cam, cà chua, kiwi, ớt chuông đỏ,… cần được bổ sung hàng ngày để đảm bảo kết quả hồi phục được tối ưu.
Bổ sung thực phẩm chứa vitamin K để vết thương hở mau lành
Theo nhiều nghiên cứu, vitamin K là khoáng chất đóng vai trò chủ chốt trong giai đoạn đầu tiên, tạo nền móng vững chắc cho quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương. Cùng với thành phần canxi vô cùng quan trọng, vitamin K giúp kích thích sản xuất thrombin, chất gây đông máu rất cần cho quá trình phục hồi.
Các vitamin K hỗ trợ quá trình sản xuất và tái tạo tế bào trong cơ thể. Do đó khi bổ sung chất này giúp vết thương hở được hỗ trợ chữa lành nhanh hơn. Một số loại thực phẩm phổ biến và dễ tìm như cà chua, bắp cải, măng tây, súp lơ, dưa chuột,… là những loại rau củ điển hình chứa rất nhiều vitamin K mà chúng ta có thể tham khảo.
Bổ sung đều đặn thực phẩm chứa kẽm
Các nghiên cứu cho thấy, vì chất này cũng tham gia hỗ trợ tích cực cho quá trình phân chia tế bào của cơ thể, nên kẽm giúp các enzyme trong cơ thể thực hiện chức năng vốn có của chúng một cách dễ dàng. Do đó, những người bị vết thương hở không ăn bột mì nên tích cực bổ sung các thực phẩm chứa kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, trong kẽm cũng đã bao gồm những loại enzyme được chứng minh có mối liên quan mật thiết đến quá trình sản xuất collagen và tái tạo vết thương. Kẽm có nhiều trong tôm, ngũ cốc, súp lơ, đậu hà lan,… là những thực phẩm dễ tìm thấy và hoàn toàn có thể chế biến đa dạng món ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết.
Thực phẩm chứa sắt vô cùng quan trọng với người bị vết thương hở
Có thể bạn đã biết, sắt là dưỡng chất cần thiết cho việc chuyển hóa proline và lysine trong quá trình tổng hợp collagen. Vết thương sẽ gặp tình trạng lâu lành hơn do sự lưu thông ngoại biên và sự oxy hóa ở những người bị vết thương hở. Có thể bổ sung sắt dễ dàng bằng những loại nguyên liệu thực phẩm như rau bina, súp lơ, đậu lăng,…
Bị vết thương hở có ăn bột mì, bột nếp được không hẳn đã không còn là vấn đề thắc mắc quá lớn. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến nhóm thực phẩm cần bổ sung để giúp cơ thể vừa đủ dinh dưỡng cần thiết, vừa đảm bảo quá trình hồi phục được diễn ra một cách suôn sẻ và nhanh chóng nhé.
Bình luận