Chế độ ăn của những người bị thương thường sẽ khác với người khỏe mạnh, bởi thức ăn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục và lành vết thương. Một trong số những thắc mắc của nhiều người là bị vết thương có ăn rau lang được không, nhất là khi rau lang có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Giải đáp: bị vết thương có ăn rau lang được không?
Trên thực tế, rau lang là loại thực phẩm được ưa chuộng vì có chứa nhiều loại vitamin tổng hợp và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể như kẽm, sắt và chất chống oxy hóa nên không lấy làm lạ khi nhiều bạn đặt câu hỏi “bị thương có ăn rau lang được không?”.
Tuy nhiên, những thành phần này chỉ thật sự phát huy trên cơ thể lành lặn khỏe mạnh, còn nếu đang bị vết thương thì rất dễ gặp các tác dụng phụ khác do rau lang gây ra. Những nguyên nhân dưới đây là minh chứng vì sao bạn không nên ăn rau lang khi đang bị thương.
Rau lang khiến vết thương lâu lành
Loại rau này có chứa chất diệp lục hòa tan có khả năng làm chậm quá trình hấp thu glucose trong máu. Dẫn đến khó khăn trong việc tổng hợp protein để nuôi dưỡng và tái tạo tế bào.
Khi cơ thể đang tập trung năng lượng để chữa lành vết thương thì việc thiếu hụt protein là vô cùng nguy hiểm. Thiếu hụt protein khiến miệng vết thương bị hở, từ đó tăng nguy cơ xảy ra nhiễm trùng và thời gian hồi phục kéo dài.
Rau lang dễ gây sẹo
Tuy không gây sẹo lồi như rau muống nhưng rau lang lại làm vùng da xung quanh vết thương không đều màu do thiếu hụt sắc tố, khiến vết thương để lại sẹo thâm hoặc các mảng loang lổ trắng gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Rau lang không thích hợp với người có dạ dày yếu
Cây rau lang chứa nhiều chất xơ, nhựa cây rau lang lại kích thích nhu động ruột nên khi nếu ăn rau lang chín các bạn dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tình trạng này sẽ khiến bạn phải di chuyển liên tục, ngoài ra cơ thể bị mất nước sẽ ảnh hưởng quá trình làm lành vết thương.
Người bị thương nên kiêng ăn rau lang đến khi nào?
Ngoài thắc mắc về ăn rau lang khi đang bị thương được không thì việc kiêng cữ trong bao lâu cũng được nhiều người để tâm đến. Dựa vào lời khuyên của các bác sĩ, tốt nhất người bị thương nên kiêng ăn rau lang đến khi miệng vết thương lành hẳn và bề mặt da đã phát triển đầy đủ vì rau lang vẫn có thể ảnh hưởng đến vùng da non.
Với những vết thương nhỏ hoặc các vết tiểu phẫu khâu bằng chỉ tự tiêu thì thời gian hồi phục trung bình dao động từ 7 – 10 ngày. Còn những vết thương nặng và có mức độ tổn thương nghiêm trọng thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn tùy theo cơ địa của từng người.

Các loại rau củ tốt cho việc lành vết thương
Việc lựa chọn các loại rau và thực phẩm phù hợp để bổ sung vào cơ thể cũng là điều cần thiết. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp nuôi dưỡng cơ thể từ bên trong, qua đó đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và hạn chế để lại sẹo.
Nhóm rau củ giàu vitamin A
Vitamin A là chất chống oxy hóa tự nhiên và cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương. Bạn có thể bổ sung vitamin A qua những loại rau củ, trái cây chứa nhiều thường có màu vàng, cam hoặc xanh đậm như rau mồng tơi, cải xoăn và rau bina.
Các loại rau này rất lành tính, kích thích việc sản sinh collagen và giúp cơ thể hồi phục một cách tự nhiên.
Các loại rau củ chứa vitamin C
Một tô salad gồm ớt chuông, súp lơ và cà chua hàng ngày sẽ là trợ thủ đắc lực cho làn da đang bị tổn thương. Nghe thật khó tin nhưng vitamin C có trong các loại rau kể trên là thành phần hiệu quả trong việc chữa lành các vết thương trong cơ thể. Đó là tác nhân không thể thiếu trong quá trình tạo mô mới, dây chằng và mạch máu cho vùng da bị thương.
Nếu không thích rau, bạn cũng có thể đổi khẩu vị bằng các thêm các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, thơm hoặc dâu tây vào khẩu phần ăn của mình để bổ sung vitamin C hiệu quả.

Thực vật chứa nhiều protein và kẽm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khi cung cấp đủ lượng protein và kẽm cho cơ thể, các vết thương sẽ nhanh lành lại hơn. Nếu protein đóng vai trò liên kết và nuôi dưỡng các mô tế bào mới thì kẽm sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm của vết thương.
Bên cạnh loại thực vật chứa nhiều protein và kẽm như các loại đậu, hạt và ngũ cốc. Các bạn có thể kết hợp với một số thực phẩm lành tính như thịt heo, cá nước ngọt, sữa, v…v để đẩy nhanh tốc độ khép miệng vết thương.
Trên đây là câu trả lời cho việc bị vết thương có ăn rau lang được không. Cùng với đó là những thông tin cần thiết về các loại thực phẩm nên dung nạp vào cơ thể, nhằm giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Mong rằng những chia sẻ của Seoul Center có thể giúp các bạn biết cách chăm sóc vùng da bị thương của mình nhanh hồi phục hơn.
Bình luận