banner thang 9
banner thang 9
Trang chủ / Trị sẹo / Bị vết thương có ăn mì gói được không và thời gian kiêng hợp lý

Bị vết thương có ăn mì gói được không và thời gian kiêng hợp lý


Đánh giá

Bị vết thương có ăn mì gói được không là câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Cùng phân tích những thành phần có trong mì gói có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong giai đoạn phục hồi. Từ đó cùng chuyên gia thẩm mỹ xác định thời gian kiêng cữ phù hợp và lựa chọn thực phẩm thay thế.

Cùng chuyên gia giải đáp vấn đề bị vết thương có ăn mì gói được không?
Cùng chuyên gia giải đáp vấn đề bị vết thương có ăn mì gói được không?

Giải đáp: Bị vết thương có ăn mì gói được không?

Trả lời câu hỏi “bị vết thương có ăn mì gói được không” rất nhiều chuyên gia thẩm mỹ và bác sĩ y tế đã khuyến cáo không. Dựa theo nghiên cứu thực tế cho thấy tính nóng và những thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm là nguyên nhân chính gây nên những phản ứng cục bộ tại vết thương, nhất là những khách hàng sau phẫu thuật thẩm mỹ:

  • Kích ứng, xuất hiện phản ứng viêm tại chỗ: Bạn dễ nhận thấy sau từ 24 – 48 tiếng sử dụng mì gói, vết thương sẽ bắt đầu xuất hiện những mụn nước li ti, sau đó vỡ ra, một loạt các phản ứng viêm, kích ứng sẽ đi kèm sau đó. Đưa vết thương vào trong trạng thái báo động đỏ, mất khả năng tự bảo vệ tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Hiện tượng sưng đau, mưng mủ khó chịu: Những làn da nhạy cảm hoặc thường xuyên dị ứng sẽ xuất hiện tình trạng sưng đau kéo dài, những cơn sưng đau, khó chịu sẽ lan rộng và tại miệng vết thương bắt đầu có hiện tượng mưng mủ, chảy dịch vàng.
Bị vết thương hở ăn mì tôm gây kích ứng
Bị vết thương hở ăn mì tôm gây kích ứng
  • Kéo dài thời gian điều trị, gây biến chứng sẹo lồi: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của vết thương, đồng thời còn có nguy cơ để lại sẹo lồi, sẹo đỏ rất khó điều trị dứt điểm. Tại vùng da bị tổn thương, sau khi lành lại cũng có nguy cơ bị thâm sạm, không đều màu.
  • Mì tôm gây mất ngủ, tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ: Ăn mì tôm trong giai đoạn có chấn thương sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi nhưng lại không ngủ được. Từ đó không xây dựng được chế độ sinh hoạt lành mạnh đủ để cơ thể tái phục hồi năng lượng.
Ăn mì tôm gây mất ngủ, chán ăn
Ăn mì tôm gây mất ngủ, chán ăn

Những thành phần có trong mì tôm gây ảnh hưởng vết thương hở

Mì tôm có tính nóng, rất nhiều thành phần trong đó có khả năng gây nên biến chứng đặc biệt với người đang có vết thương hở hoặc sức khỏe yếu.

  • Vắt mì hương tôm, hương hải sản: Nguyên nhân bắt đầu gây kích ứng có từ đây. Bột mì vốn có tính nóng, kết hợp với hương hải sản đi qua cơ địa nhạy cảm sẽ làm kích thích các phản ứng viêm da, dị ứng gây khó chịu, ngứa ngáy. Bạn có thể thay thế mì tôm bằng mì khoai tây để không làm ảnh hưởng đến vết mổ của mình.
Vắt mí và chất phụ gia làm ảnh hưởng đến vết thương
Vắt mí và chất phụ gia làm ảnh hưởng đến vết thương
  • Các chất phụ gia và chất bảo quản: Hàm lượng cao của những chất này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Gây áp lực lên hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Khi ở trong cơ thể người bệnh, chúng làm cản trở quá trình chuyển hóa và hấp thụ từ đó khiến bạn luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Không có đủ dinh dưỡng cho quá trình phục hồi cũng khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Hàm lượng muối và chất dầu béo cao: Nằm chủ yếu trong gói gia vị và gói dầu, những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Chúng làm tăng nguy cơ kích ứng, gây áp lực cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Điều này khiến cơ thể rơi vào tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
  • Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen chọn mì hải sản, mì gà, mì bò, đây đều là những thành phần có khả năng gây sẹo lồi và kích ứng cho vết thương. Tùy theo tính chất của vết mổ mà bạn cần xác định đúng quy trình kiêng cử và thời gian kiêng mì gói như thế nào.

Thời gian kiêng cữ mì gói khi có vết thương

Bên cạnh việc trả lời câu hỏi bị vết thương có ăn mì gói được không bạn cũng nên xác định được thời gian kiêng cữ hợp lý.

  • Với những vết thương có kích thước nhỏ do trầy xước hoặc do phỏng nhẹ: Bạn tự điều chỉnh thời gian kiêng cữ theo sức khỏe của bản thân. Thông thường chỉ trong 1 – 2 ngày đầu tiên, sau đó khi cơ thể đã khỏe khoắn và phục hồi lại trạng thái thông thường thì có thể ăn mì gói như bình thường.
Nên kiêng cữ mì tôm ít nhất 10 - 15 ngày
Nên kiêng cữ mì tôm ít nhất 10 – 15 ngày
  • Với những vết thương có kích thước trung bình, sau phẫu thuật thẩm mỹ: Cần kiêng cữ mì gói ít nhất 10 – 15 ngày. Đây là thời gian đủ để vết thương phục hồi, không còn ở nguy cơ cao về kích ứng hay viêm nhiễm cục bộ. Lúc này có thể vết mổ/vết thương đã kéo mài, bạn chỉ cần băng bó để tránh đụng chạm trong lúc sinh hoạt, còn về chế độ ăn uống thì đã trở lại bình thường.
  • Với những ca chấn thương, phẫu thuật phức tạp: Thời gian chính xác phải được xác định bởi bác sĩ của bạn. Họ sẽ là người theo dõi liên tục tình trạng vết thương, từ đó đưa ra đánh giá về khả năng có thể kích ứng hoặc nhiễm trùng, xác định bạn nên ăn gì, uống gì và chăm sóc ra sao.

Bị vết thương có ăn mì gói được không xác định dựa trên thành phần của sản phẩm và khả năng gây kích ứng trên từng cơ địa. Khách hàng cần dựa trên chính tình trạng của bản thân hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo có được một quá trình phục hồi lành mạnh nhất. Đừng quên xem thêm các bài viết hay trên website của Viện Thẩm Mỹ Seoul Center nhé!

Xem thêm:

>> Vết thương đang lên da non kiêng ăn gì? 9 thực phẩm cần tránh

>> Vết thương hở ăn hột vịt lộn được không? Ăn như thế nào là đúng?

>> Vết thương hở ăn măng được không? Ăn có bị sẹo lồi?

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận