Rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp sẽ không tránh khỏi băn khoăn: Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì? Học ở đâu? Cần những tố chất gì? Nếu bạn cũng là một trong số đó thì đừng vội bỏ qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời nhé!
Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì và học trong bao lâu?
Trước khi quyết định lựa chọn và theo học bất cứ ngành nghề nào, bạn sẽ không tránh khỏi những thắc mắc về ngành học và thời gian học. Với ngành bác sĩ phẫu thuật cũng vậy, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn ấy!

Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì?
Bác sĩ nói chung và bác sĩ phẫu thuật nói riêng đều là những lĩnh vực ngành nghề thuộc y khoa. Chính vì vậy, để trở thành bác sĩ hay bác sĩ phẫu thuật bạn cần theo học các chuyên ngành thuộc khoa Y tại các trường Đại học, Cao đẳng. Đặc biệt, nếu bạn đang quan tâm và thắc mắc bác sĩ phẫu thuật học ngành gì? Thì câu trả lời chính xác hơn là bạn phải học sâu về chuyên ngành giải phẫu.
Bác sĩ phẫu thuật là ngành nghề hấp dẫn tuy nhiên không phải ai cũng có thể theo đuổi được. Bởi đây là một trong những ngành học đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nhất. Điều kiện cần để có thể bắt đầu học chuyên sâu về giải phẫu là bạn phải thi đậu và tốt nghiệp ngành Y đa khoa, trở thành bác sĩ đa khoa.

Mất thời gian bao lâu để trở thành một bác sĩ phẫu thuật
Trung bình sẽ mất khoảng 6 năm để trở thành bác sĩ đa khoa, sau đó bạn mất tối thiểu khoảng 18 tháng để học thêm về thực hành mới được cấp chứng chỉ hành nghề và có thể bước vào môi trường làm việc thực tế.
Để trở thành bác sĩ phẫu thuật, bạn có thể lựa chọn giữa làm việc tại các bệnh viện với vị trí bác sĩ đa khoa, dần dần trau dồi kinh nghiệm về phẫu thuật hoặc bạn phải mất khoảng 2 năm học lên cao học với chuyên ngành giải phẫu.
Vậy mới nói, bác sĩ phẫu thuật là ngành học tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi bạn phải có một “tinh thần thép” và thực sự yêu thích mới có thể gắn bó lâu dài. Vì là ngành nghề liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên trước khi thực hiện các cuộc phẫu thuật bạn phải có đủ kiến thức và kỹ năng để tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
Công việc cụ thể của một bác sĩ phẫu thuật
Bên cạnh thắc mắc bác sĩ phẫu thuật học ngành gì thì nhiều người cũng thực sự chưa hình dung được công việc cụ thể của một bác sĩ phẫu thuật. Tên gọi đã nói lên tất cả!
Bác sĩ phẫu thuật làm việc tại các bệnh viện lớn nhỏ hay các cơ sở, trung tâm y tế là những bác sĩ thuộc khoa ngoại. Họ là người sẽ thực hiện những cuộc phẫu thuật tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể cũng như liên quan tính mạng con người.
Các thao tác phẫu thuật thường gặp của bác sĩ phẫu thuật có thể kể đến như khắc phục và nối ghép các bộ phận bị tổn thương, cắt bỏ ổ bệnh hay chỉnh sửa, tạo hình các bộ phận trên cơ thể. Trong khoa ngoại cũng sẽ phân ra các lĩnh vực chuyên môn phẫu thuật khác nhau như chuyên khoa về phẫu thuật tim, chuyên khoa phẫu thuật não hay chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ,….

Những tố chất không thể thiếu của một bác sĩ phẫu thuật
Bác sĩ phẫu thuật là đích đến không dành cho tất cả mọi người. Đặc biệt nếu bạn không có những tố chất phù hợp với yêu cầu khắt khe của ngành, sẽ rất khó để gắn bó lâu dài. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những tố chất cần có của một bác sĩ phẫu thuật dưới đây, để xem bạn đã thực sự “phù hợp” chưa nhé!
Thứ nhất, lòng nhân từ là tố chất phải có của một bác sĩ
Rất nhiều người, lựa chọn theo học ngành Y nói chung là xuất phát từ tấm lòng thiện lành, bác ái và thích giúp đỡ người khác.
Điều này vừa cao cả, cũng vừa là hành trang vững chắc để bạn có nhiều lý do nỗ lực hơn trong sự nghiệp “giúp người” của mình. Một bác sĩ nói chung và bác sĩ phẫu thuật nói riêng nhất định không thể thiếu đức tính lương thiện, sẵn sàng cho đi, sẵn sàng giúp đỡ, đề cao tính mạng con người.
Thứ hai, một bác sĩ phẫu thuật cần có tính tỉ mỉ và thận trọng
Trong công việc đặc biệt đối với đặc thù của ngành phẫu thuật, bác sĩ phải thường xuyên thực hiện các cuộc giải phẫu, có tác động của dao kéo trực tiếp lên cơ thể. Chỉ cần một sai sót rất nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khó lường cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, tỉ mỉ và thận trọng là điều kiện không thể thiếu để có thể gắn bó lâu dài với nghề.

Thứ ba, một ý chí lớn, một tinh thần cầu tiến là thực sự cần thiết
Để trở thành bác sĩ phẫu thuật giỏi, bạn phải có đủ ý chí để bỏ ra 9 – 10 năm thanh xuân không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng kinh nghiệm về ngành. Sẽ rất dễ nản lòng khi bạn nhìn sang những người bạn cùng trang lứa đã ra trường và ổn định còn bạn vẫn còn đi học. Nếu không có đủ ý chí và sự quyết tâm, rất có thể bạn sẽ bỏ cuộc giữa chừng, chỉ đi mà không đến được đích.
Thứ tư, một bác sĩ phẫu thuật cũng cần có sự can đảm nhất định
Không phải ai cũng có đủ can đảm để cầm trên tay những dụng cụ phẫu thuật, cắt ghép các bộ phận trên cơ thể con người. Đặc biệt đối với nữ giới bạn lại càng cần rất nhiều sự dũng cảm và gan dạ. Để kết quả phẫu thuật được như ý, nhất định bạn phải can đảm để nắm vững dao, kéo trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
Thứ năm, sự cần cù và ham học hỏi sẽ giúp bạn trở thành một bác sĩ giỏi
Kiến thức là vô hạn, đặc biệt Y khoa lại là ngành học rất rộng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực công việc khác nhau. Chính vì vậy nếu chỉ tiếp thu thôi thì chưa đủ, bạn cũng cần chủ động học hỏi từ những người đi trước bằng sự cần cù của bản thân, không ngừng cố gắng để nâng cao kỹ năng và tay nghề của mình.

Thứ sáu, bạn phải thực sự yêu nghề bác sĩ phẫu thuật
Ngay từ khi xuất hiện băn khoăn bác sĩ phẫu thuật học ngành gì, bạn cũng phải tự trả lời được câu hỏi “liệu mình có thực sự yêu thích ngành này hay không?”.
Trong tất cả mọi trường hợp không riêng gì ngành bác sĩ phẫu thuật, nếu muốn gắn bó lâu dài thì tuyệt nhiên bạn phải yêu cái nghề mà mình chọn, để tìm thấy niềm vui và động lực cố gắng mỗi ngày.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã tìm thấy được câu trả lời phù hợp cho thắc mắc “bác sĩ phẫu thuật học ngành gì?”.
Bình luận