Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Tháng 4 - Siêu ưu đãi
Trang chủ / Trị sẹo / Ăn tôm có bị sẹo lồi không? Thời gian kiêng cữ

Ăn tôm có bị sẹo lồi không? Thời gian kiêng cữ


1/5 - (1 bình chọn)

Rất nhiều khách hàng quan tâm liệu ăn tôm có bị sẹo lồi không? Liệu đây có phải là nguyên nhân chính khiến vết thương hở bị tổn thương chồng tổn thương, gây ra tình trạng viêm nhiễm, khó chịu. Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia để biết bạn nên hay không nên ăn tôm sau phẫu thuật thẩm mỹ nhé.

Cùng chuyên gia giải đáp ăn tôm có bị sẹo lồi không?
Cùng chuyên gia giải đáp ăn tôm có bị sẹo lồi không?

Ăn tôm có bị sẹo lồi không? Nguyên nhân ăn tôm bị sẹo lồi

Trả lời câu hỏi ăn tôm có bị sẹo lồi không, các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng đây có thể là một trong những lý do hàng đầu khiến vết thương bạn bị kích ứng và gây nên tình trạng sẹo lồi. Không chỉ tôm và hầu hết các loại cá biển và hải sản đều có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Theo đó, chuyên gia giải thích vì sao ăn tôm gây sẹo lồi như sau:

Hàm lượng lớn protein

Dễ gây tăng sinh collagen tại vùng da bị tổn thương, gây hình thành sẹo lồi, đồng thời kích thích lên da non sớm khiến vùng da phẫu thuật sẽ xuất hiện đốm trắng đốm đỏ làm da loang lổ, gây mất thẩm mỹ.

Hàm lượng lớn protein có trong tôm dễ gây sẹo lồi
Hàm lượng lớn protein có trong tôm dễ gây sẹo lồi

Lượng lớn calo và cholesterol cao

Cũng là nguyên nhân chính khiến cơ thể không thể hấp thu được hết trong giai đoạn sau phẫu thuật. Chúng gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển chất dinh dưỡng thành máu đi nuôi cơ thể từ đó cản trở quá trình phục hồi.

Tồn tại một số protein lạ ở vỏ tôm

Tropomyosin, arginine kinase và hemocyanin có trong vỏ tôm là nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng. Hầu hết các loại hải sản có vỏ đều dễ gây ra hiện tượng này.

Các triệu chứng đi kèm có thể là ngứa ngáy vùng da phẫu thuật, sưng đỏ, chạy nhiều dịch vàng sau đó có hiện tượng viêm nhiễm cục bộ từ đó gây ra sẹo lồi. Một số khách hàng còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc sốc phản vệ.

Các nhóm protein lạ trong vỏ tôm gây dị ứng hoặc biến chứng
Các nhóm protein lạ trong vỏ tôm gây dị ứng hoặc biến chứng

Tôm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể

Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật cần được chăm sóc bởi một chế độ lành mạnh và an toàn. Việc ăn tôm không rõ nguồn gốc có thể tác động trực tiếp đến quá trình phục hồi của vết thương. Sự xâm nhập của vi khuẩn không chỉ gây tổn thương cho cơ thể mà con làm viêm nhiễm chỗ phẫu thuật. Từ đó sẽ hình thành sẹo đỏ, sẹo lồi.

Thời gian kiêng cữ tôm để không hình thành sẹo

Tùy theo cơ địa của khách hàng và tính chất của vết mổ mà chuyên gia sẽ khuyến khích nên kiêng cữ tôm trong thời gian bao lâu. Theo đó:

Đối tượng không dị ứng tôm

Cần kiêng cữ ít nhất 3 – 4 tuần sau phẫu thuật. Đảm bảo vết thương đã kéo da non và phục hồi 80% thì mới nên bắt đầu dùng lại tôm và hải sản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.

Đối tượng dị ứng hoặc cơ địa nhạy cảm

Cần kiêng cữ tôm từ 4 -6 tuần có thể kéo dài hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian này tốt nhất bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm mềm, chứa nhiều vitamin và dưỡng chất thay thế để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Nên kiêng cữ tôm sau phẫu thuật trong 4 tuần đầuNên kiêng cữ tôm sau phẫu thuật trong 4 tuần đầu
Nên kiêng cữ tôm sau phẫu thuật trong 4 tuần đầu

Một số lưu ý về vấn đề ăn tôm khi có vết thương hở

Bên cạnh lưu ý ăn tôm có bị sẹo lồi không sau phẫu thuật thẩm mỹ, chúng tôi cũng mang đến cho bạn một số thông tin bổ ích liên quan đến việc sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian cơ thể có vết thương hở như sinh mổ hay do chấn thương.

Sinh mổ ăn tôm có để lại sẹo hay không?

Cùng giống như phẫu thuật làm đẹp, sinh mổ cũng cần kiêng ăn tôm ít nhất 3 – 4 tuần để không gây sẹo lồi hay sẹo đỏ. Thông thường phụ nữ sau sinh thường không mấy quan tâm đến vấn đề này, thiết kế chế độ ăn nhiều đạm, nhiều protein để có sữa cho con. Điều này vô hình chung đã gây áp lực lên vùng da phẫu thuật, kích thích tăng sinh collagen quá mức dễ dẫn đến sẹo lồi.

Sinh mổ nên kiêng cữ tôm để tránh gây sẹo lồi
Sinh mổ nên kiêng cữ tôm để tránh gây sẹo lồi

Bị trầy da ăn tôm được không?

Tùy theo mức độ tổn thương khi bị trầy da mà khách hàng nên xem xét có nên hay không nên ăn tôm. Thông thường với những vết thương nhỏ trên tay, chân hay cơ thể thì không cần đặc biệt kiêng cử. Chỉ có những tổn thương sâu cần phẫu thuật hay khâu thì mới chỉ định kiêng tôm và hải sản.

Vết thương phục hồi hoàn toàn ăn tôm được không?

Sau khi vết thương đã hồi phục và cơ thể đi vào trạng thái bình thường bạn có thể bổ sung tôm vào thực đơn để tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hàm lượng protein và dưỡng chất thiết yếu trong tôm sẽ giúp cơ thể được cung cấp năng lượng và chống chọi lại với mọi nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn.

Sau khi vết thương lành có thể tăng cường bổ sung tôm
Sau khi vết thương lành có thể tăng cường bổ sung tôm

Ăn tôm có ảnh hưởng gì đến vết thương hở?

Theo các chuyên gia, nếu cơ thể có vết thương hở thì ăn tôm có thể gây ra những tác động tiêu cực sau đây:

  • Gây ngứa, sưng đỏ, lâu lành vết thương: Trong tôm chứa các hoạt chất như tropomyosin, arginine và hemocyanin – chất gây dị ứng cho nhiều người, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Khi ăn tôm, hệ miễn dịch phản ứng với những hoạt chất này và gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng đỏ trên da.
  • Gây sẹo lồi: Sẹo lồi xuất hiện do quá trình phục hồi da bị rối loạn, khiến cho sợi collagen được sản xuất quá nhiều và không được phân hủy đúng cách. Khi ăn tôm trong lúc có vết thương hở, nó có thể kích thích quá trình sản xuất collagen và gây ra sẹo lồi.
  • Gây viêm nhiễm: Tôm là một loại hải sản dễ bị ôi thiu và nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản và chế biến kỹ. Nếu ăn phải tôm ôi hoặc bẩn, bạn có thể bị tiêu chảy, sốt, buồn nôn hoặc nôn mửa. hoặc vi khuẩn trong tôm xâm nhập vào vết thương qua máu hoặc da và gây ra viêm nhiễm, sưng tấy, đau nhức và tiết dịch.

Liệu vết thương hở có ăn tôm được không?

Theo các chuyên gia, khi cơ thể bị vết thương hở thì nên tránh ăn tôm để tránh những tác động xấu tới sức khỏe. Thời gian kiêng ăn tôm sẽ phụ thuộc vào mức độ và loại của vết thương. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:

  • Với những vết thương do phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên kiêng ăn tôm trong khoảng 1 tháng đầu tiên hậu phẫu, cho đến khi vết mổ khép miệng và hoàn toàn lành.
  • Với những vết thương do tai nạn hoặc phẫu thuật lớn như sinh mổ, bạn nên kiêng ăn tôm trong khoảng 2 – 3 tháng sau khi phẫu thuật, cho đến khi vết thương đạt đến sắc tố da bình thường.
  • Với những vết thương nhỏ do côn trùng đốt, trầy xước, bạn nên kiêng ăn tôm trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi bị thương, cho đến khi vết thương đã lành.
Nên kiêng tôm 1 tháng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ để tránh dẫn đến các hệ quả không mong muốn
Nên kiêng tôm 1 tháng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ để tránh dẫn đến các hệ quả không mong muốn

Khi vết thương đã hình thành sẹo lồi thì xử lý như thế nào?

Nếu vết thương đã hình thành sẹo lồi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp xử lý như sau:

  • Sử dụng kem, gel hoặc miếng dán chuyên dụng để trị sẹo lồi với các thành phần như silicone, corticosteroid, vitamin E, allantoin… Các sản phẩm này không chỉ làm giảm kích thước của sẹo lồi và cải thiện màu sắc da mà còn làm mềm và tăng độ đàn hồi của da.
  • Áp dụng các phương pháp thẩm mỹ tiêm corticosteroiv, phẫu thuật lanh, phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi, để giảm kích thước và độ lồi của sẹo nhanh chóng và an toàn.
  • Sử dụng các phương pháp Laser Fractional Co2 để giảm cường độ của quá trình viêm và tăng sinh collagen, từ đó làm mềm và làm mờ màu sắc của sẹo.
Áp dụng phương pháp thẩm mỹ để loại bỏ sẹo lồi nhanh chóng và an toàn
Áp dụng phương pháp thẩm mỹ để loại bỏ sẹo lồi nhanh chóng và an toàn

Ăn tôm có bị sẹo lồi không chắc hẳn đã không còn là câu hỏi quá khó để trả lời. Bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trực tiếp phẫu thuật để xác định thời gian kiêng cữ phù hợp. Điều này giúp loại bỏ hết mọi nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương khó phục hồi.

Xem thêm bài viết liên quan

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận